Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp trong tình hình mới

Huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang có tác động rất nghiêm trọng tới nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Bài toán nguồn vốn trong “trạng thái bình thường mới”

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay nhu cầu tăng vốn, mở rộng thị trường là một trong những nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Đây sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Dịch Covid-19 cũng đang tạo nên làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất, cung ứng sang các nước đang phát triển như Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang đứng trước xu hướng chuyển đổi mới. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua luôn đạt mức tốt, dù năm 2020 kết quả này có chậm lại nhưng vẫn hơn nhiều quốc gia trên thế giới, khẳng định được vị thế của Việt Nam. Bức tranh kinh tế năm 2020 có 2 mặt, kinh tế thế giới “đau thương” với sản lượng âm nhưng có 1 bộ phận tăng vượt lên. Các doanh nghiệp ngắn hạn chịu tổn thất cơ bản có mô hình cũ còn những doanh nghiệp vượt lên được đều gắn với công nghệ cao. Xu hướng này trong năm 2021 diễn ra rất rõ ràng.

Bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch Covid-19 thì gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh.

Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hai nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn bên trong doanh nghiệp) và nguồn Nợ phải trả (nguồn vốn từ bên ngoài). Tương ứng với mỗi nguồn vốn có những cách thức huy động vốn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) nhận định, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp. Cơ cấu chưa hợp lý này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp…

Phân tích thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, theo các chuyên gia, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị quá tải do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đồng thời, tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để bảo đảm có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp; mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.

“Do đó, yêu cầu bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, giải quyết việc mất cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn có ý nghĩa quyết định đối với ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của doanh nghiệp nói riêng”, ông Đặng Đức Thành nói.

Chính vì vậy, ngay cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, việc khôi phục lại hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bài toán về nguồn vốn. Do đó, để thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng” của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét đến bài toán nguồn vốn trong “trạng thái bình thường mới”.

Xu hướng mới trong thu hút vốn đầu tư

Theo các chuyên gia, muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể: Xác định cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Phân tích thêm về những xu hướng mới để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, TS. Lê Anh Tú, Phó Chủ tịch VEC đánh giá rất cao về hệ thống tiền mã hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

Để đáp ứng nhu cầu này của nhiều doanh nghiệp, ngành dịch vụ tài chính đã có sự thay đổi nhanh chóng. Theo đó, ngành dịch vụ tài chính chuyển dịch từ tương tác trực tiếp với khách hàng sang hoạt động dựa trên nền tảng và hệ sinh thái, phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt, lấy khách hàng làm trung tâm, tính cá nhân hóa cao. Nhiều công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã lên ngôi từ xu hướng này và cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng. Vì thế, chính các ngân hàng truyền thống cũng buộc phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng để giữ lợi thế cạnh tranh. Hiện có trên 40 ngân hàng Trung ương toàn cầu đang nghiên cứu loại tiền này.

Về xu hướng này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, đây là xu hướng không mới ở trên thế giới, nhưng số lượng các nước triển khai cũng không phải quá nhiều. Ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho vấn đề này hầu như chưa có, vẫn còn khá nhiều rủi ro, thậm chí có trường hợp “sập sàn”, gây hệ lụy cho các nhà đầu tư. Chính phủ đã sớm có chỉ đạo các cơ quan quản lý của Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý. Hiện Ngân hàng Nhà nước có tổ nghiên cứu về tiền kỹ thuật số, Bộ Tài chính cũng có tổ nghiên cứu về tiền tảo, tài sản ảo.

Để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nguồn lực vốn để tận dụng lợi thế trong thời kỳ mới, các chuyên gia đề xuất, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngoài việc huy động vốn từ chủ sở hữu và tín dụng ngân hàng, giải pháp cơ bản về phía doanh nghiệp cần tận dụng kênh huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng đến kênh cho thuê tài chính hoặc các hình thức tài trợ thương mại quốc tế.

Hà Trần

Tin mới

Lào Cai xuất hiện dông lốc, mưa đá trong đêm
Lào Cai xuất hiện dông lốc, mưa đá trong đêm

Đêm 5/5, nhiều địa phương tại Lào Cai bất ngờ xuất hiện mưa lớn kèm theo dông lốc, sấm sét. Đặc biệt, có những nơi xuất hiện mưa đá, với cường độ từ trung bình đến dày đặc.

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Gần đến ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều tờ báo lớn của Argentina tiếp tục đăng bài viết khẳng định chiến thắng này không chỉ ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam mà còn làm thay đổi cục diện thế giới, đồng thời cho rằng thắng lợi đó được bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hãng xe sang Cadillac sẽ có danh mục sản phẩm toàn xe điện vào năm 2030
Hãng xe sang Cadillac sẽ có danh mục sản phẩm toàn xe điện vào năm 2030

Mới đây tại một sự kiện truyền thông, Phó Chủ tịch của Cadillac toàn cầu, ông John Roth cho biết, xe điện và xe động cơ đốt trong sẽ cùng tồn tại trong danh mục sản phẩm của hãng thêm nhiều năm nữa, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Phòng vệ thương mại: Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc
Phòng vệ thương mại: Đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp hàng hóa lớn trên thế giới. Song, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, cũng có xu hướng gia tăng, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp.

Ngày 7/5, Việt Nam đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Liên Hợp quốc
Ngày 7/5, Việt Nam đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Liên Hợp quốc

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Bộ đội biên phòng Tây Ninh bảo đảm an ninh, bình yên miền biên giới
Bộ đội biên phòng Tây Ninh bảo đảm an ninh, bình yên miền biên giới

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã chủ động phối hợp chặt chẽ các lực lượng chức năng, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.