THCL Thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thời gian qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Việt Nam Toàn Cầu (VNG) đã hợp tác với Tập đoàn Merus - Phần Lan để đưa ra các giải pháp mới về điện năng.

Giải pháp chính mà VNG đang xây dựng đó là tối ưu, tiết kiệm điện năng và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay đang kéo theo những ảnh hưởng tới thiên nhiên và buộc các chủ đầu tư, nhà thiết kế phải đưa ra những giải pháp thiết kế vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường mà vẫn tiện ích và tối ưu điện năng.

Nắm bắt được xu hướng chủ lực của tương lai và khắc phục những hạn chế về điện năng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Công ty VNG đã có nhiều buổi hội thảo với tổng công ty điện lực 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp điện năng trên 3 tiêu chí: tối ưu, tiết kiệm và sạch.

Giải pháp mới về điện năng, xu hướng chủ lực của tương lai - Hình 1

  Một buổi hội thảo của công ty

Giải pháp hữu ích

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều các phụ tải phi tuyến như biến tần, UPS, chỉnh lưu, lò điện… góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện cũng như các khách hàng sử dụng công nghệ cao. Những phụ tải này là nguyên nhân chính sản sinh ra sóng hài và dao động điện áp làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thống điện cũng như các khách hàng dùng điện khác.

Các ảnh hưởng thường gặp như: Cháy máy biến áp, nổ tụ bù hoặc cháy dây trung tính; Làm nóng các thiết bị điện, tăng tổn hao công suất; Giảm tuổi thọ thiết bị, giảm chất lượng sản phẩm...

Để khắc phục ảnh hưởng không tốt của phụ tải phi tuyến, đã có nhiều tiêu chuẩn quy định giới hạn cho phép các phụ tải phi tuyến sinh ra sóng hài và nhấp nháy điện áp như: Tiêu chuẩn quốc tế IEEE 519 và IEC 61000. Tại Việt Nam, Bộ Công thương cũng ban hành thông tư 39/2015 quy định rõ về sóng hài và nhấp nháy điện áp cho phép với từng cấp điện áp và từng loại phụ tải.

Với nhiều năm nghiên cứu và thực hiện nhiều các dự án tại Việt Nam, Công ty VNG đã cung cấp sản phẩm, giải pháp và dịch vụ cho các khách hàng ngành điện lực, đặc biệt cung cấp gói giải pháp “lọc sóng hài”, giải pháp khắc phụ hiện tượng nhấp nháy điện (UPQ) cho khối nhà máy sản xuất bao gồm: nhà máy thép, xi măng, vật liệu xây dựng, khối truyền hình, văn phòng tòa nhà, các tổ chức quản lý khu du lịch lớn và các doanh nghiệp khác...

Ông Lê Mạnh Hòa, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Việt Nam Toàn Cầu đã chia sẻ: “Với tốc độ đô thị hóa bùng nổ như hiện nay của Việt Nam, đồng nghĩa với việc thiên nhiên bị tàn phá, đòi hỏi người kiến trúc sư, kỹ sư, các chuyên gia ngành điện phải có vai trò định hướng, ứng xử trách nhiệm với môi trường. Khi họ đã đưa ra những giải pháp, thiết kế, sẽ góp phần gắn kết con người với thiên nhiên, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trường, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững”.

VNG có đội ngũ hơn 30 chuyên gia công nghệ, kỹ sư điện, kỹ sư tự động hóa với kinh nghiệm tích lũy từ các dự án lớn và nhiều các chuyên viên riêng cho các dự án. Bằng tất cả trí tuệ, khát khao đổi mới, kinh nghiệm và lòng nhiệt thành, Công ty luôn sẵn sàng phát triển, nghiên cứu, tìm tòi và đầu tư tìm ra những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ tối ưu nhất, tiết kiệm nhất và sạch nhất nhằm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe và mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng khó tính.

Xu hướng chủ lực của tương lai

Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vừa qua tại Hà Nội, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã phát biểu: “Trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho phát điện và dự kiến sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023. Do đó, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng".

Nắm bắt được xu hướng chủ lực này trong tương lai, VNG đã áp dụng và có những dự án mang dấu ấn riêng cho mỗi công trình, dự án của mình. Các dự án tiêu biểu, như: Dự án lọc sóng hài cho hệ thống cáp treo Núi Cấm - An Giang; Dự án lọc sóng hài cho toà nhà công nghệ cao FPT - Đà Nẵng; Dự án lọc sóng hài cho nhà máy bơm EBARA (Nhật) - Hải Dương; Dự án lọc sóng hài cho nhà máy giấy Vinakraft (Nhật - Thái Lan) - Bình Dương... và nhiều các dự án, công trình khác ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam đã minh chứng cho sự phát triển và những giải pháp nâng cao chất lượng điện năng và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam nói riêng và khu vực, thế giới nói chung.

Giải pháp mới về điện năng, xu hướng chủ lực của tương lai - Hình 2

Dự án FPT complex một trong những dự án của công ty

Trong buổi hội thảo giới thiệu hệ thống lọc sóng hài tại điện lực ở Hải Dương, một đại biểu chia sẻ: “Xu thế tự động hóa trong quá trình sản xuất dẫn đến sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng điện năng. Đây cũng là đòi hỏi tiên quyết trong quá trình quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tìm cơ hội tại Việt Nam... VNG đã nhận thức được điều đó và đang khẳng định vị trí đứng đầu của mình về những giải pháp an toàn, tối ưu và tiết kiệm cho mọi khách hàng. Nhất là các giải pháp khắc phục hiện tượng nhấp nháy điện tại các khu công nghệ cao cho từng loại phụ tải khác nhau... khắc phục hạn chế cháy nổ”.

Triệu Hiền