Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Quản chặt việc kinh doanh vốn

Với khoảng 1.000 DN có vốn nhà nước đang hoạt động, việc giám sát hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các DN này đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn tại DNNN đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sớm có một chế tài quản lý minh bạch.

THCL Với khoảng 1.000 DN có vốn nhà nước đang hoạt động, việc giám sát hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các DN này đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý vốn tại DNNN đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi sớm có một chế tài quản lý minh bạch.

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước: Quản chặt việc kinh doanh vốn - Hình 1

Hơn 3,1 triệu tỷ đồng vốn tại DNNN

Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhà nước đang đầu tư vốn tại hơn 1.000 DN, trong đó 781 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và 248 DN có cổ phần của Nhà nước. Tổng tài sản của các DNNN khoảng hơn 3,1 triệu tỷ đồng, hệ số vốn sở hữu khoảng 40%.

Bộ Tài chính đánh giá, trong những năm qua, công tác giám sát tài chính DNNN và DN có vốn nhà nước đã có những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý và giám sát vốn đầu tư tại DNNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ và liên tiếp được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đã phần nào hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu tư vốn tại DNNN. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại DN đã được xác lập rõ hơn. Phương thức quản lý, giám sát được thay đổi gắn với phân loại, đánh giá DN.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, giám sát tài chính được xem như là một trong những biện pháp quản lý, trong đó chủ sở hữu thông qua các hình thức, phương thức và các chỉ tiêu giám sát để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của mình đối với các hoạt động của DN. Qua đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện những rủi ro để cảnh báo DN. Mục tiêu cuối cùng của giám sát tài chính là nhằm bảo toàn và phát triển số vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào DN.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát tài chính tại các DNNN và DN có vốn nhà nước còn nhiều hạn chế, cơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại DNNN còn phân tán, chồng chéo; giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DN chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao; công tác giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước…

Nắm rõ số liệu để điều chỉnh chính sách

Tại Hội thảo về quản lý DNNN vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia tài chính đã đóng góp nhiều ý kiến xác thực nhằm quản lý chặt chẽ khối DN này.

GS. TS. Văn Tông Du, Phó viện trưởng Viện Khoa học tài chính (Bộ Tài chính Trung Quốc) cho rằng: "Các DNNN cần thiết phải báo cáo số liệu tài vụ hàng tháng, quý, năm cho Bộ Tài chính để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thông qua phân tích số liệu, Bộ Tài chính có thể dự đoán biến động và xu hướng kinh doanh của DN, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Và một biện pháp khác cần thực hiện đó là cho phép quản lý kinh doanh vốn nhà nước thông qua mức độ nộp ngân sách của DNNN, trong đó có quản lý dự toán thu và chi đối với kinh doanh vốn nhà nước. Việc quản lý dự toán thu chủ yếu dựa vào số liệu nộp lãi sau thuế của DN".

Làm rõ những khó khăn vướng mắc, tìm kiếm các giải pháp phù hợp hơn nữa trong công tác giám sát tài chính DNNN và DN có vốn nhà nước trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đề nghị, các cơ quan chức năng cần đánh giá thực trạng giám sát tài chính tại các DNNN và DN có vốn nhà nước trên các nội dung: chủ thể giám sát, nội dung giám sát, hình thức giám sát, phương thức giám sát, chỉ tiêu giám sát… Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, cũng như những bất cập trong cơ chế giám sát tài chính hiện hành.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, cần thiết lập Ủy ban Quản lý DNNN trực thuộc Chính phủ để quản lý khu vực DNNN, không để DN nào trực thuộc bộ, ngành, địa phương (trừ DN công ích). Nhiệm vụ của ủy ban này là tiếp tục thực hiện quá trình tổng thể tái cơ cấu DNNN - một trong 3 trọng tâm tái cơ cấu của nền kinh tế.

Theo TS. Trần Du Lịch: “Tôi kiên định với đề xuất lập Ủy ban Quản lý DNNN từ rất lâu, vì như thế mới giải quyết được vấn đề tách quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ kinh doanh, sắp xếp tổng thể khu vực DNNN. Ủy ban này chỉ làm đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước, còn lĩnh vực kinh doanh đã có chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ - do HĐQT làm. Với mô hình này, bộ trưởng không có nhiệm vụ phải đi từng DN giải quyết việc nọ việc kia, mà chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước...”

Quang Nam

Bài liên quan

Tin mới

Sau 10 năm, thu nhập bình quân của người Việt tăng 2,3 lần
Sau 10 năm, thu nhập bình quân của người Việt tăng 2,3 lần

Trong giai đoạn 10 năm từ 2012 - 2022, thu nhập bình quân đầu người cả nước tăng hơn 2,3 lần, từ 1,99 triệu đồng/người/tháng lên 4,67 triệu đồng/người/tháng.

Cảnh báo lừa đảo mạo danh Công ty mua bán nợ DATC
Cảnh báo lừa đảo mạo danh Công ty mua bán nợ DATC

DATC khẳng định không thực hiện giao dịch liên quan tới công tác nghiệp vụ thông qua các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, tin nhắn... DATC chỉ cử cán bộ làm việc trực tiếp với đối tác và mọi hồ sơ giao dịch được DATC thực hiện trực tiếp tại trụ sở chính hoặc tại các chi nhánh của Công ty.

Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội trong quý I/2024
Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội trong quý I/2024

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đón hơn 200.000 khách ngày đầu nghỉ lễ

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cho biết, trong ngày 27/4, dự kiến có gần 94.000 lượt khách, trong đó có 59.000 khách quốc nội, 35.000 khách quốc tế và 540 lượt chuyến bay (314 chuyến bay quốc nội, 226 chuyến bay quốc tế cất hạ cánh qua Sân bay Nội Bài, tăng khoảng 10,5% so với ngày trước đó. Đây dự kiến cũng là ngày cao điểm nhất trong đợt nghỉ lễ đối với chặng nội địa đi.

Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có
Tỷ lệ iPhone kích hoạt mới tại Mỹ trong một năm qua giảm mức chưa từng có

Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu Consumer Intelligence Research Partners (CIRP), lượng iPhone kích hoạt mới giảm xuống mức chưa từng có trên thị trường smartphone Mỹ trong 6 năm qua.

Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc
Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Đà Nẵng, vừa kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh có nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.