Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giao dịch phiên chiều 13/5: VN-Index lấy lại mốc 1.240 điểm, nhóm cổ phiếu chăn nuôi dậy sóng

Sau hơn 1 giờ "ru ngủ" rồi đột ngột giảm sâu, thị trường đã "giật mình tỉnh giấc" nhờ lực cầu được kích hoạt và VN-Index lấy lại mốc 1.240 điểm. Điểm nóng là nhóm cổ phiếu chăn nuôi với đà tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: internet)

Pha đảo chiều trong nửa phiên sáng càng khiến tâm lý nhà đầu tư giao dịch thận trọng hơn khi bước sang phiên chiều. Thị trường lình xình tiếp tục giằng co quanh mốc 1.240 điểm với giao dịch khá ảm đạm trong hơn 1 giờ mở cửa rồi dần chuyển qua trạng thái tiêu cực khi bên bán dường như mất kiên nhẫn.

Áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip đã lan rộng ra thị trường khiến đà giảm nới rộng. Chỉ số VN-Index lao thẳng về sát ngưỡng 1.230 điểm trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC và đã “quay xe” ngoạn mục.

Mặc dù thị trường khó tránh khỏi pha điều chỉnh, nhưng lực cầu được kích hoạt tại vùng giá trên đã giúp VN-Index bật hồi và lấy lại mốc 1.240 điểm với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh và tích lũy, với vùng hỗ trợ gần nhất tại 1.230 điểm. Tuy nhiên, vùng giá này khá “mong manh” và nếu không có sự cải thiện rõ ràng về thanh khoản, thì thị trường rất dễ quay lại xu hướng điều chỉnh.

Đóng cửa, sàn HOSE có 203 mã tăng và 233 mã giảm, VN-Index giảm 4,52 điểm (-0,36%), xuống 1.240,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 741,58 triệu đơn vị, giá trị 17.214,16 tỷ đồng, tăng 10,84% về khối lượng và 5,72% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 10/5. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 105,39 triệu đơn vị, giá trị 2.465,6 tỷ đồng.

Nhóm VN30 vẫn mức giảm gần 5 điểm với sự ghi nhận 19 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Trong đó, VJC và VPB là mã tăng tốt nhất khi cùng đạt 1,6%, tiếp theo là GVR tăng 1,1%, còn lại POW, SHB, SSI, MBB nhích nhẹ chưa tới 0,5%.

Ngược lại, trong số mã giảm thì cặp đôi ngân hàng là HDB và CTG giảm sâu nhất, lần lượt để mất 1,9% và 1,7%, tuy nhiên, “anh cả” dòng bank là VCB là gánh nặng lớn nhất khi lấy đi gần 1,4 điểm của chỉ số chung, kết phiên mã này giảm 1,1%.

Ngoài ra, các mã lớn khác như SAB, VNM, FPT, MWG, BID cũng giảm trên dưới 1%.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là tâm điểm của thị trường với hàng loạt mã trong trạng thái dư mua trần chất đống như SAM, HQC, DRH, APH, VOS, ST8… Trong đó, HQC có thanh khoản thuộc top 5 mã dẫn đầu thị trường với khối lượng khớp lệnh gần 16,92 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1,4 triệu đơn vị, trong khi SAM dư mua trần lên tới hơn 6,85 triệu đơn vị.

Nhiều mã nóng khác không kịp “leo” trần nhưng cũng đã ghi nhận phiên tăng mạnh như DLG tăng 5,1%, PSH tăng 4,6%, ITA tăng 4,4%, LDG tăng 4,1%, HPX, TSC, TDG... cũng đều tăng hơn 3%.

Xét về nhóm ngành, nhóm nông lâm ngư tăng tốt nhất thị trường, với điểm sáng là các mã chăn nuôi với bộ ba BAF, DBC, HAG đều có thanh khoản thuộc top 10 mã dẫn đầu cùng thị giá đảo chiều khởi sắc.

Trong đó, cổ phiếu BAF tăng tốc và ghi nhận mức tăng 7%, đóng cửa tại mức giá trần 29.850 đồng/CP với thanh khoản đột biến đạt 13,75 triệu đơn vị; HAG tăng 3,8% lên mức 13.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh chỉ thua đôi chút cổ phiếu dẫn đầu, đạt gần 21,3 triệu đơn vị; DBC tăng 1,6% lên 31.200 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục phân hóa và may mắn hồi phục nhờ các mã SSI, VCI, AGR, VDS tăng nhẹ; bên cạnh VND, VIX lấy lại mốc tham chiếu…

Trái lại, nhóm cổ phiếu thủy sản giảm mạnh nhất, với VHC giảm gần 3%, ABT giảm hơn 4%, các mã ACL, ANV, ASM, IDI đều giảm nhẹ dưới 1%...

Nhóm ngân hàng vẫn chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm không quá lớn chỉ trên dưới 1%, ngoại trừ một số mã như VPB, SHB, MBB, EIB đóng cửa may mắn thoát hiểm thành công. Trong đó, SHB kết phiên tăng nhẹ 0,4% lên mức 11.650 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu thị trường, đạt 21,83 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, nhận tín hiệu “quay xe” trên sàn HOSE, HNX-Index cũng đã đảo chiều và lấy lại đà tăng.

Đóng cửa, sàn HNX có 105 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index tăng 0,68 điểm (+0,29%), lên 236,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 76,98 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.559 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,25 triệu đơn vị, giá trị 114,87 tỷ đồng, trong đó riêng GKM thỏa thuận 2,48 triệu đơn vị, giá trị 94,34 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 hồi phục về cuối phiên và đóng cửa tăng 1,3 điểm, với sự hỗ trợ chính từ DHT tăng 8,3%, LAS tăng 3,4%, cùng các mã MBS, PVC, HUT, PVS, TNG, CEO… đều đóng cửa trong sắc xanh.

Ngược lại, trong tổng số 12 mã giảm, VCS giảm sâu nhất khi để mất 3,3%, tiếp theo là BVS giảm 2,5%, còn lại giảm trên dưới 1%.

Cổ phiếu SHS vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 11 triệu đơn vị khớp lệnh, đóng cửa đã lấy lại mốc tham chiếu 19.000 đồng/CP.

Trong bối cảnh phân hóa của nhóm HNX30, ở top cổ phiếu vừa và nhỏ trên sàn HNX cũng xuất hiện nhiều điểm sáng, như LIG, IDJ, SRA đều đóng cửa tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh một đến vài triệu đơn vị, DL1 tăng sát trần với biên độ 7,1% và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị, APS vẫn dư mua trần hơn 1,6 triệu đơn vị…

Trên UPCoM, sau pha đảo chiều điều chỉnh cuối phiên sáng, thị trường đã duy trì đà giảm nhẹ trong suốt cả phiên chiều.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,27%) xuống 91,48 điểm với 146 mã tăng và 125 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 38,53 triệu đơn vị, giá trị 574,48 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 2,1 triệu đơn vị, giá trị đạt 23,73 tỷ đồng.

Cổ phiếu nhỏ AAH vẫn là tâm điểm chính, đóng cửa giữ mức tăng 14,6% lên mức giá trần 5.500 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 3,35 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1,45 triệu đơn vị. Thanh khoản của AAH chỉ thua đôi chút so với mã dẫn đầu là BSR khớp 3,65 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,5% xuống 18.800 đồng/CP.

Một số mã đáng chú ý khác như VGT đóng cửa tăng 2%, VEA tăng 3,6%, BCR tăng 3,4%, VGI tăng 4,4%, VHG tăng 9,1%, với khối lượng giao dịch đạt một vài triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, có 1 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng và 3 hợp đồng giảm, trong đó, VN30F2405 giảm 4,4 điểm, tương đương -0,3% xuống 1.266 điểm, khớp lệnh gần 198.590 đơn vị, khối lượng mở hơn 47.010 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này mã CHPG2331 khớp lệnh lớn nhất đạt gần 3,4 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 4,8% xuống 800 đồng/cq; tiếp theo là CSTB2306 khớp 2,7 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 60% xuống 40 đồng/cq.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lãnh đạo Gilimex (GIL) đăng ký bán 193.000 cổ phiếu sau nhịp tăng 62,7%
Lãnh đạo Gilimex (GIL) đăng ký bán 193.000 cổ phiếu sau nhịp tăng 62,7%

Một thành viên HĐQT đăng ký bán 193.000 cổ phiếu CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã GIL - sàn HOSE), giảm sở hữu về 2% vốn điều lệ.

Hồ sơ, thủ tục cho vay ra nước ngoài
Hồ sơ, thủ tục cho vay ra nước ngoài

Một công ty ở Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) cho công ty mẹ ở nước ngoài vay tiền. Thông tư số 37/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu hồ sơ về văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức kinh tế.

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm dẫn đầu cả nước
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm dẫn đầu cả nước

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang tiếp tục đạt cao, dẫn đầu cả nước. Cụ thể, ước tăng trưởng quý II của Bắc Giang đạt 14,31%, đưa tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 14,14%.

Lộc Trời trình kế hoạch không chia cổ tức tiền mặt tới năm 2025
Lộc Trời trình kế hoạch không chia cổ tức tiền mặt tới năm 2025

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch trả cổ tức và sửa đổi tài liệu cho buổi họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) dự kiến diễn ra vào ngày 26/6 tới đây.

Thành lập Trường Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng
Thành lập Trường Y Dược thuộc Đại học Đà Nẵng

Trường Y Dược, Đại học Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở Khoa Y-Dược trước đây; TS.BS Lê Viết Nho giữ chức vụ Hiệu trưởng.

PC Thái Bình: Hiệu quả từ việc số hóa các trạm biến áp 110kV
PC Thái Bình: Hiệu quả từ việc số hóa các trạm biến áp 110kV

Thời gian qua, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã được Tổng công ty Điện lực miền Bắc đầu tư xây dựng nhiều trạm biến áp 110kV và đồng bộ với đó là hệ thống đường dây xuất tuyến, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định; góp phần vào quyết tâm của PC Thái Bình là không để mất điện vì nguyên nhân chủ quan, nhất là trong mùa nắng nóng hiện nay.