Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gỡ “nút thắt” trong xuất khẩu thủy sản

Hầu hết nguyên liệu thủy sản thu mua thường không được làm giấy chứng nhận khai thác, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoàn tất thủ tục hồ sơ cung cấp cho nhà nhập khẩu, hoàn thành các đơn hàng đã ký đúng kỳ hạn.

Nguyên liệu chỉ đáp ứng 40%

Thủy sản đang được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp đến 3,43% GDP toàn quốc và 23,75% GDP của ngành nông nghiệp.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối tháng 8/2019, tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt hơn 4 triệu tấn, tăng gần 7% so cùng kỳ 2018. Trong đó, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 7% so cùng kỳ 2018; sản lượng khai thác đạt gần 2 triệu tấn, tăng 6,5% so cùng kỳ.

Ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản đang có đóng góp tích cực vào GDP toàn ngành nông nghiệpChế biến, xuất khẩu thủy sản đang có đóng góp tích cực vào GDP ngành nông nghiệp

Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam, Trương Đình Hòe nhấn mạnh, ngành thủy sản đang chiếm tỷ trọng cao tại thị trường thế giới, 2 DN đứng đầu ngành tôm Việt Nam chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu, DN đứng đầu ngành cá tra Việt Nam chiếm tỷ trọng 80% doanh số toàn cầu, 37 DN hàng đầu hải sản chiếm tỷ trọng 70% doanh số toàn cầu.

Tuy nhiên, sự dẫn đầu doanh số này, trước mắt là do yếu tố cạnh tranh về giá quyết định. Đối với sản phẩm cùng chất lượng tại các quốc gia khác, người tiêu dùng thế giới lựa chọn hàng Việt Nam, vì có giá cạnh tranh hơn. Để ngành thủy sản Việt Nam có thể tiếp tục cạnh tranh thế mạnh về giá, phải hướng đến chiến lược nâng cao giá trị công nghệ chế biến mới. Theo đó, các DN cần đầu tư công nghệ chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu. Quan trọng nhất là lựa chọn công nghệ chế biến tạo ra sản phẩm chất lượng, nhưng có thể giúp giảm giá thành sản phẩm.

Đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dù Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 4 thế giới trong ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ), nhưng thách thức lớn nhất cho toàn ngành lại là nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

Với mục tiêu XK thủy sản đạt 10,5 tỷ USD năm 2019, nguồn nguyên liệu đáp ứng cho hoạt động chế biến rất quan trọng. Riêng nguồn nguyên liệu cá tra và tôm, được các doanh nghiệp đánh giá là có thể đủ phục vụ cho các đơn hàng. Nhưng với nguồn nguyên liệu hải sản, đặc biệt là cá ngừ để chế biến lại chỉ đáp ứng được 40% đơn hàng.

Hoàn thiện mắt xích trong xuất khẩu

Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Nguyễn Việt Thắng nhận định, điều kiện trình độ nuôi trồng, chế biến thủy sản thế giới đã phát triển đến mức cao. Các quốc gia tiên tiến chỉ cần 2 - 3 năm để phát triển con giống chất lượng cao. Trong khi đó, DN và người nông dân Việt Nam phải trải qua 10 năm để làm việc này.

“Việt Nam cần có chiến lược thu hút các DN nước ngoài đầu tư sản xuất con giống chất lượng cao. Từ đó, người sản xuất giống thủy sản có thể học hỏi kỹ thuật để vừa cung cấp cho thị trường trong nước, vừa XK”, ông Thắng nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để đạt mục tiêu đặt ra cho ngành thủy sản năm 2019, các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất phải thực hiện liên kết tốt để nâng cao chất lượng từ con giống đến sản phẩm chế biến cuối cùng, bán ra thị trường. Cụ thể, chính quyền địa phương, DN, người sản xuất thực hiện tốt truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng thủy sản khai thác, đánh bắt. Từ đó, các DN mới đủ điều kiện nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng XK, hoàn thiện các chương trình quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu.

Trong quá trình XK, các DN gặp những vướng mắc, có thể thông báo đến các bộ, ngành liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời, tiếp tục đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, XK, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và tăng trưởng bền vững. Song song đó, các DN cần phải đổi mới, nâng cao công nghệ sản xuất giống, thức ăn và khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, thu hoạch, chế biến.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Sắc, ngành chế biến và XK thủy sản đang gặp “nút thắt cổ chai”. Vì hầu hết nguyên liệu được thu mua qua nậu vựa và thường không được làm giấy chứng nhận khai thác.

Bà Sắc kiến nghị nên xây dựng chợ đấu giá để giải quyết nút thắt cổ chai của ngành. Đồng thời, các DN thủy sản phối hợp với các địa phương quan tâm đến nuôi biển dựa vào công nghệ cao của Na Uy và Đan Mạch, để phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành hải sản.

Hoan Nguyễn

Tin mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW

Ngày 30/03, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt
Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt

Sau khi Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh về việc siêu thị NTA GROUP có địa chỉ Tòa Gold Tower số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội bày bán hàng hóa, thực phẩm thiếu nguồn gốc xuất xứ và tem nhãn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm. Mới đây, đại diện siêu thị NTA GROUP đã trao đổi với phóng viên về những thông tin tạp chí phản ánh.

Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới
Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới

Các nhân tố khiến nhiều tập đoàn lớn dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bao gồm: Cơ sở hạ tầng được cải thiện; nhân công rẻ; đặc biệt là sự tiến bộ của ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo giữ vị thế dẫn dắt toàn ngành công nghiệp đã duy trì được đà tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh
Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cần làm rõ khả năng tự sản xuất nguồn dược liệu, nguyên liệu trong nước. Thứ hạng của ngành dược Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất và chất lượng sản phẩm so với thế giới. Cần cân bằng giữa phát triển ngành dược hiện đại với ngành y học dân tộc, y học cổ truyền, dược liệu y học thân thiện để phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường
Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường

Liên quan vụ việc hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nghi bị ngộ độc sau buổi dã ngoại, trao đổi với báo chí, Trưởng phòng Y tế lẫn Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân không nắm được Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh cung cấp suất ăn cho bao nhiêu trường học trên địa bàn.

ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu
ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo nhận định trong một báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay.