Vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp

Theo thống kê hiện nay, Hà Nội có gần 70.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 937 điểm giết mổ nhỏ, lẻ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 trung tâm thương mại, 5.000ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát. Sản xuất thực phẩm của thành phố hiện đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nước ngoài.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố Hà Nội, trong 9 tháng năm 2019, toàn thành phố đã thành lập 718 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP. Qua kiểm tra 102.595 lượt cơ sở, các đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt 5.819 cơ sở với số tiền hơn 23 tỷ đồng.

Thực trạng vi phạm về ATTP trên địa bàn Hà Nội vẫn khó kiểm soátThực trạng vi phạm về ATTP trên địa bàn Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát

Ngoài ra, Công an Thành phố đã phát hiện 2.485 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt hành chính 2.485 vụ, thu nộp ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 3 vụ với 5 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.

Không chỉ vậy, thành phố cũng tăng cường công tác xét nghiệm, kiểm tra thực phẩm an toàn, chất lượng. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2019, tuyến thành phố lấy 3.829 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại labo xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có 3.586 mẫu đạt chỉ tiêu (chiếm tỷ lệ 93,7%)...

Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng cũng liên tục bắt được hàng hóa không đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày 27/11, Đội QLTT số 13 phối hợp Đội 6, Phòng Cảnh sát Giao thông - Công an thành phố Hà Nội thu giữ được 1,1 tạ trứng gà non đang chảy nước và bốc mùi hôi thối được đựng trong 04 thùng xốp đang trên đường đi tiêu thụ.

Ngày 20/11, Cục QLTT Thành phố Hà Nội đã tổ chức tiêu huỷ 63 tấn hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn Hà Nội. Đây là Đợt 3 năm 2019 Cục QLTT TP Hà Nội tiến hành tiêu huỷ sản phẩm vi phạm hành chính. Hàng hoá vi phạm nằm trong diện tiêu huỷ lần này là các mặt hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng không được phép lưu thông trên thị trường.

Qua kiểm tra cho thấy điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP của các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thủ đô đã được các ngành, các quận, huyện, thị xã quản lý tương đối tốt. Tuy nhiên, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ vẫn khó để đạt yêu cầu theo quy định và có phần diễn biến phức tạp hơn. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận người sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận đã vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ…

Sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP đã triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP.

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP cũng có văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương phối hợp chỉ đạo các ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội Xuân 2020 tại địa phương.

UBND Thành phố Hà Nội đã giao Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP thành phố) chủ trì, phối hợp các sở, ngành đơn vị liên quan rà soát, tham mưu tổ chức thực hiện, triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác ATTP thành phố, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, thành phố luôn xác định tuyên truyền là biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác bảo đảm ATTP.

Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP thành phố) chủ trì, phối hợp các sở, ngành đơn vị liên quan rà soát, tham mưu tổ chức thực hiện, triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý.Ban Chỉ đạo Vệ sinh ATTP thành phố Hà Nội cho biết, sẽ chủ trì, phối hợp các sở, ngành đơn vị liên quan rà soát, tham mưu tổ chức thực hiện, triển khai công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý

Bên cạnh đó, Thành phố cũng tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; thông tin kịp thời về thực trạng ATTP, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tăng cường sử dụng các xe chuyên dụng kiểm nghiệm nhanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ, siêu thị…

Đẩy mạnh phát triển hệ thống phát hiện, điều tra, giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm từ thành phố tới xã, phường, thị trấn. Khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm... ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua điện thoại thông minh.

Tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.

Diễm Lệ