Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tính khả thi của việc Hà Nội chi gần 2.000 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong 05 năm, như thế nào?

Trước đó, Hà Nội cũng có nhiều phương án, nhiều dự án chi tiền để giảm ùn tắc giao thông nội đô. Thế nhưng, thực tế trả lời, việc ùn tắc vẫn diễn ra ở mức độ kiểu ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy, đợt chi 2.000 tỷ đồng lần này, sẽ giảm ra sao? Giao thông Thủ đô có đồng bộ, thông minh, hiện đại như mong muốn của cấp quản lý không?

Thông tin trên được phát ra trong dự kiến trình HĐND TP.Hà Nội sắp diễn ra, để xem xét ban hành Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch 05 năm

Theo đó, mục tiêu của dự kiến là trong 05 năm tới Thành phố huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông, xây dựng giao thông vận tải Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại, thuận lợi, trật tự, an toàn, chất lượng, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, nhất là trong khu vực đô thị trung tâm (từ vành đai 4 trở vào); các khu đô thị; các trục đường hướng tâm; các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh; các khu vực đầu mối giao thông (các nhà ga, bến xe).

 Ùn tắc giao thông ở nội đô Hà Nội. Ảnh báo Công an nhân dân.

Dự kiến kế hoạch hằng năm là xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra ùn tắc kéo dài trên 30 phút, xóa bỏ kịp thời các điểm đen tai nạn, qua đó góp phần giảm TNGT từ 5% - 10% hàng năm trên cả ba tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương). Hà Nội nhấn mạnh 11 nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông.

Xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải: xây dựng 02 cơ chế chính sách và 05 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đã được nêu tại Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành ủy Hà Nội. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tài thành phố Hà Nội: Tập trung rà soát Quy hoạch GT-VT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để cập nhật bổ sung vào quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch TP. Hà Nội; Hoàn thiện thủ tục, phê duyệt 1 quy hoạch và 3 đề án đã được nêu tại Chương trình số 03 của Thành ủy.

Điểm trong dự kiến được nhấn mạnh là huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch đảm bảo tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt 12%-15%, trong đó tỷ thông tĩnh đạt 1%-2%.

Dự kiến chi cho xây dựng văn hóa giao thông 05 năm gần 30 tỷ đồng

Hà Nội đặt mục tiêu quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, với tổng kinh phí hơn 1.802 tỷ đồng. Bao gồm: Thực hiện chỉnh trang đồng bộ 180 tuyến đường trên địa bàn 12 quận theo Chương trình số 03- của Thành uỷ: với kinh phí trên 566 tỷ đồng.

Cùng với đó là việc lắp đặt 168 nút đèn tín hiệu giao thông; Cải tạo hạ tầng, điều chỉnh tổ chức giao thông 46 tuyến đường, nút giao: với kinh phí là hơn 419 tỷ đồng. Nghiên cứu, tổ chức giao thông, sửa chữa các tuyến đường, các tuyến trục chính, các tuyến hướng tâm để giảm ùn tắc giao thông, với kinh phí gần 405 tỷ đồng đồng.

Đầu tư, lắp đặt một số cầu thép lắp ghép, dàn benley trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ... để kết nối giao thông khu vực 02 bên sông và dự phòng một số bộ dàn Benley để xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng cầu do thiên tai hoặc cầu yếu trong quá trình khai thác: đầu tư, lắp đặt 05 dàn Benley, với kinh phí là 25 tỷ đồng.

 Ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Ảnh Hanoimoi.

Tiếp tục triển khai một số dự án nhằm thu hẹp dải phân cách đối với các tuyến đường đủ điều kiện để mở rộng tối đa mặt đường, tăng khả năng thông hành trên các tuyến đường mật độ, lưu lượng giao thông lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông: thu hẹp dải phân cách trên 9 tuyến phố với kinh phí là 225 tỷ  đồng. Triển khai một số giải pháp điều chỉnh phương án tổ chức giao thông, cải tạo hạ tầng để kịp thời xóa điểm đen mất an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn Thành phố với kinh phí là 20 tỷ đồng .

Lắp đặt, bổ sung biển báo, giá long môn, cột cần vươn, thiết bị an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, trục hướng tâm, vành đai để tăng cường năng lực đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, giảm thiếu nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông: triển khai trên 17 tuyến với kinh phí là 97 tỷ đồng. Lắp đặt hàng rào, hộ lan, dài phân cách trên các tuyến đường để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình: triển khai lắp đặt trên 7 tuyến đường với kinh phí là 45.000 triệu đồng. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng

Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo tỷ lệ đảm nhiệm vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35%: đưa vào vận hành 02 tuyến đường sắt đô thị, mở mới 50 tuyến buýt giai đoạn 2021-2025. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông với kinh phí là 29.78 tỷ đồng. Bên cạnh đó là việc phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, với kinh phí là 34,3 tỷ đồng.

Ý kiến của các chuyên gia

Hà Nội đã có những đề án rất khác nhau để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, mới đây nhất là dự kiến lập 87 trạm thu phí ở cửa ngõ Thủ đô. Đề án này gặp phải phản ứng dữ dội của dư luận và những người am hiểu pháp luật. Lý do phản ứng được đưa ra là, thu tiền để giảm ùn tắc không phải là phương pháp khoa học, không phải là phương pháp của người quản lý, lãnh đạo điều hành. Muốn giảm ùn tắc giao thông phải làm từng bước, trong đó có vấn đề về quy hoạch dân cư. Cụ thể, khu bán đảo Linh Đàm, có tới mấy chục nhà cao tầng, mật độ dân cư cao như vậy, chính trong nội đô ùn tắc chưa nói người dân ở các tỉnh về. Vì thế, muốn giảm ùn tắc phải có giải pháp căn cơ chứ không thể "be chỗ này, bịt chỗ khác", "thu phí, đánh vào kinh tế" để giảm tham gia giao thông. Bởi, người dân có quan hệ giao thương, công việc... họ vẫn vào nội đô, dù thu phí. Bởi thế, thu phí không phải là giải pháp tối ưu và căn cơ.

Nói về việc thu phí để giảm ùn tắc giao thông, PGS.TS Phạm Quý Thọ, nguyên Trưởng khoa Chính sách công - Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: "Thu phí không thể giảm được ùn tắc giao thông".

TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia: Muốn phát triển đô thị hiện đại, chúng ta vừa phải có chiến lược, vừa phải có lộ trình, giải pháp cụ thể từng năm, từng tháng. Phải chuyển khu vực lõi ra các đô thị vệ tinh ngoài Hà Nội hiện đang vướng mắc do chưa tổng thể, đồng bộ. Chẳng hạn, nhà ở phải có hệ thống trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, kết nối phương tiện vận tải công cộng… đi kèm. Tóm lại, trong khu vực trung tâm có gì, các đô thị vệ tinh cũng phải có mới thu hút được nhiều người tự nguyện chuyển đổi. Trước khi xây dựng các đô thị vệ tinh, chúng ta cần phải tính ngay nhu cầu vận tải công cộng, cách kết nối phương tiện công cộng để chuẩn bị hạ tầng, đáp ứng kịp thời. Nếu chỉ đơn thuần “bê” một số trường đại học ra ngoài mà không có các điều kiện sinh hoạt khác cùng phương tiện vận tải sẽ không thực hiện được. 

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội: Công khai kết quả đánh giá chất lượng của các bệnh viện tư
Hà Nội: Công khai kết quả đánh giá chất lượng của các bệnh viện tư

Sở Y tế Hà Nội cho biết, đơn vị này đang kiểm tra, đánh giá chất lượng và khảo sát sự hài lòng người bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập trực thuộc ngành quản lý trên địa bàn thành phố.

Cơ quan chức năng yêu cầu Apple gỡ bỏ các game, ứng dụng vi phạm tại Việt Nam
Cơ quan chức năng yêu cầu Apple gỡ bỏ các game, ứng dụng vi phạm tại Việt Nam

Báo cáo của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, đơn vị này đang tiếp tục làm việc với Apple về việc gỡ bỏ các game và ứng dụng vi phạm tại Việt Nam.

Dịp lễ 30/4 - 1/5: Doanh nghiệp hàng không và lữ hành chuẩn bị phục vụ nhu cầu du lịch của nguời dân
Dịp lễ 30/4 - 1/5: Doanh nghiệp hàng không và lữ hành chuẩn bị phục vụ nhu cầu du lịch của nguời dân

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không đã lên kế hoạch bổ sung các chuyến bay nôi địa và quốc tế, mở mới các chuyến bay vào khung giờ sáng sớm, tối muộn. Đồng thời, doanh nghiệp lữ hành cũng triển khai tour du lịch kèm ưu đãi.

Canada mở rộng đường ống dẫn dầu Trans Mountain
Canada mở rộng đường ống dẫn dầu Trans Mountain

Đường ống dẫn dầu mới nhất của Canada cách Iraq gần 7.000 dặm

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường
TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL

CTCP Novagroup, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã NVL - sàn HOSE) tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.