Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Hàng trăm dự án nợ nghĩa vụ tài chính, chậm tiến độ

Mới đây, HĐND TP. Hà Nội đã lập các đoàn giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn 6 quận huyện. Chỉ theo báo cáo của 6 quận, huyện: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Mê Linh, Ba Vì, Hoài Đức Hà Nội hiện đã có khoảng 200 dự án ngoài ngân sách chậm tiến độ.

Theo đó, huyện Mê Linh, có 62 dự án chậm triển khai, vi phạm quy định của Luật Đất đai. Các dự án này là chủ đầu tư chưa thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, nên chưa có cơ sở xác định chính xác vị trí khu đất thương phẩm phải thu hồi, chưa có cơ sở lập hồ sơ trình UBND Thành phố thu hồi và giao đất, lập phương án sử dụng đất.

Hà Nội: Hàng trăm dự án nợ nghĩa vụ tài chính, chậm tiến độ - Hình 1

Khu chung cư quốc tế Booyoung thuộc Khu đô thị Mỗ Lao là vị trí đắc địa của quận Hà Đông, nhưng vẫn thuộc danh sách các dự án chậm tiến độ

Quận Bắc Từ Liêm, có 25 dự án có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai như chậm giải phóng mặt bằng; không đưa đất vào sử dụng sau 12 tháng; chậm tiến độ thực hiện dự án sau 24 tháng so với dự án đầu tư được phê duyệt; chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trong đó bao gồm 5 dự án chưa giao đất, 20 dự án đã giao đất. Có nhiều dự án trên 10 năm chủ đầu tư vẫn chưa thể triển khai, nhiều dự án có nguyên nhân từ khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Quận Nam Từ Liêm, có 48 dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong đó, có 17 dự án chưa giao đất do chậm GPMB, hoặc chủ đầu tư thiếu năng lực và người dân không đồng thuận thực hiện dự án; 18 dự án đã giao đất, nhưng vướng do điều chỉnh quy hoạch, hoặc chủ đầu tư không triển khai theo tiến độ.

Đáng lưu ý, trong đó có 34 dự án được thường trực, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố giám sát năm 2012 - 2015 đã có kiến nghị thanh kiểm tra làm rõ trách nhiệm, kiến nghị xử lý theo quy định, nhưng đến nay vẫn chậm.

Tính từ năm 2010 đến hết năm 2017, trên địa bàn quận Hoàng Mai có tổng số 142 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách. Trong đó, có 27 dự án đã triển khai đưa vào sử dụng, 39 dự án đang triển khai thi công, 51 dự án đang hoàn thiện thủ tục pháp lý và thực hiện GPMB, 25 dự án chậm triển khai.

Quận Thanh Xuân, có 19 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 2 dự án chưa hoàn thành công tác GPMB, 11 dự án đã bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án, 6 dự án có vướng mắc do nguyên nhân khác.

Quận Hà Đông, có 7 dự án đã giao đất nhưng chậm triển khai, 4 dự án tồn đọng chưa giải quyết theo kiến nghị của HĐND Thành phố khóa XIV tại Báo cáo giám sát số 53/BC-HĐND năm 2012.

Nguyên nhân bị chậm triển khai là do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để GPMB; thay đổi người đại diện; chuyển nhượng dự án; đầu tư không đúng tiến độ được giao và nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Ngoài ra, do chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB có thay đổi, một số người dân không chấp hành quyết định thu hồi đất, hoặc thỏa thuận nhiều lần không thành.

Tại Hoài Đức, vẫn còn các đơn vị sử dụng đất kém hiệu quả, cho thuê lại đất sai quy định, không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ. Một số chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án hoặc thiếu năng lực tài chính, có dự án thay đổi nhiều lần chủ đầu tư, chưa xác định rõ cơ chế tài chính để thực hiện dự án; dự án phải thay đổi quy mô, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, chậm đưa đất vào sử dụng…

Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn huyện có 52 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, trong đó 19 dự án đã có quyết định thu hồi đất, còn 33 dự án chưa có quyết định thu hồi đất.

Huyện Ba Vì, vẫn còn một số dự án chậm tiến độ đưa vào thực hiện. Trong đó, có 5 dự án chậm hoàn thành GPMB, điều chỉnh quy hoạch dự án dẫn đến chậm triển khai.

Đến tháng 5/2018, quận Hoàng Mai vẫn còn 7 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất đang nợ tiền sử dụng đất, với tổng số tiền nợ tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp là 805,871 tỷ đồng. Trong đó, nợ khó thu 01 dự án, nợ chờ xử lý 01 dự án, nợ có khả năng thu nhưng thực tế khó thu 05 dự án.

Cụ thể, dự án tòa nhà chung cư – VPHH tại số 12, ngõ 115, Định Công, chủ đầu tư - Công ty TNHH Định Công thuộc nhóm nợ khó thu, số tiền nợ sử dụng đất và tiền chậm nộp của doanh nghiệp này là 132,969 tỷ đồng.

Dự án xây dựng nhà ở để bán cho cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần thiết kế - kiểm định và địa kỹ thuật tại 13, đường Nguyễn An Ninh, thuộc nhóm nợ chờ xử lý với số tiền 11 tỷ đồng.

Và 5 dự án có khả năng thu nhưng thực tế khó thu bao gồm: Dự án VP, TTTM và nhà ở 52 Lĩnh Nam của Công ty CP Lilama, số tiền nợ 65 tỷ đồng; Dự án Khu nhà ở bán cho cán bộ chiến sỹ Công an quận Hoàng Mai của Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà 14 tỷ đồng; Dự án nhà ở Công an quận Hoàng Mai của Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà 140 tỷ đồng; Dự án khu chức năng đô thị Ao Sào của Công ty CP ĐT và Phát triển Lũng Lô 5, số tiền nợ 323 tỷ đồng; Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ tổ chức cán bộ - Tổng cục III – Bộ Công an chủ đầu tư chủ là Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam, số tiền nợ 117 tỷ đồng.

Theo Cục Thuế Hà Nội, toàn quận Hà Đông cũng có 6 dự án chậm triển khai đang nợ 101,4 tỷ đồng.

Tại quận Thanh Xuân, trong số 15 dự án nợ tiền sử dụng đất thuộc danh mục báo cáo giám sát tháng 5/2015 của HĐND Thành phố đến nay, 8 dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và 7 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ này.

Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì bị thu hồi.

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng, thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm trong phiên chiều 28/3
Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm trong phiên chiều 28/3

Thanh khoản trở lại ngưỡng hơn 1 tỷ cổ phiếu và tăng từ rất sớm của cổ phiếu TCB, cũng như nhóm công ty chứng khoán khởi sắc về cuối phiên đã giúp VN-Index chạm tới vùng cao nhất trong gần 2 năm qua tại 1.290 điểm.

Triển khai thí điểm thêm 10 tuyến xe buýt áp dụng thẻ, vé điện tử tại Hà Nội
Triển khai thí điểm thêm 10 tuyến xe buýt áp dụng thẻ, vé điện tử tại Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất về chủ trương triển khai thí điểm thẻ vé đối với 10 tuyến xe buýt do Tổng công ty Vận tải đang khai thác vận hành theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải.

Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa
Lạng Sơn: Trao tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học xã Thành Hòa

Sáng 28/3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn phối hợp Hội Chữ thập đỏ phường Quan Hoa và Hội Chữ thập đỏ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức Chương trình trao tặng quà cho thầy và trò Trường Tiểu học xã Thành Hòa, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của AAV Group xin từ nhiệm trước thềm Đại hội cổ đông

Toàn bộ 3 thành viên HĐQT và 2/3 thành viên Ban kiểm soát của Công ty cổ phần AAV Group (Mã: AAV - HNX) đã nộp đơn xin từ nhiệm ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào ngày 8/4 sắp tới đây.

VinFast mở bán mẫu xe ô tô điện đầu tiên tại Indonesia
VinFast mở bán mẫu xe ô tô điện đầu tiên tại Indonesia

Từ hôm nay, 28/3, VinFast mở bán mẫu xe VF e34 tại Indonesia với giá niêm yết không kèm pin là 315.000.000 IDR, tương đương với hơn 492 triệu đồng.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ
Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nhờ chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể thông qua kiểm soát nợ xấu, quy mô tổng tài sản tăng hơn 20% mỗi năm, Nam A Bank tiếp tục được Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng…