Hà Nội: Mở rộng không gian phố đi bộ
(TH&CL) Tuyến phố đi bộ được coi là một trong những yếu tố tạo nên sức hút du lịch, thường được tổ chức tại các khu vực trung tâm thành phố, nơi có nhiều di sản văn hóa, gần các quảng trường và khu thương mại, nhằm mục đích kết hợp mua sắm và phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay tại Hà Nội vẫn còn rất hạn chế loại hình giao thông này, làm giảm đi sức hút đối với du khách. Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Ông Lâm Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Từ năm 2004, UBND quận đã tổ chức triển khai tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Giấy và chợ đêm Đồng Xuân chạy dọc trên 4 phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, kết hợp phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ trong khu phố cổ. Trong 10 năm triển khai thực hiện, tuyến phố đi bộ đã tạo được sự hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế; giải quyết việc làm cho hàng nghìn người dân; kết hợp kinh doanh dịch vụ - thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời du khách được thưởng thức nhiều di tích nổi tiếng. Các tuyến phố Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện… mặt hàng kinh doanh ở đây đa dạng về chủng loại như quần áo, giày dép, đồ lưu niệm, sản phẩm du lịch, nước giải khát… với dịch vụ khách sạn, tour du lịch phát triển mạnh. Bên cạnh đó, các tuyến phố này cũng nổi tiếng với nhiều nhà hàng, cửa hàng kinh doanh đồ ăn và các món đặc sản mang đậm dấu ấn người Việt, kết hợp với tuyến đường đi bộ Hàng Đào, Đồng Xuân - đã tạo nên một khu vực kinh doanh sầm uất. Thực tế, phố đi bộ Hàng Đào, Đồng Xuân thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, mua sắm vào mỗi tối cuối tuần, nhưng hoạt động của 2 phố trên cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Tuyến phố đi bộ có phạm vi hẹp, quy mô nhỏ, ít di tích lịch sử văn hóa, thiếu các dịch vụ ăn uống. Đặc biệt là thương mại, việc bố trí sắp xếp các gian hàng quá dày, các hộ kinh doanh trên vỉa hè bày hàng quán lấn chiếm gây khó khăn cho khách tham quan, mua sắm, kéo theo tình trạng thường xuyên quá tải khách du lịch trên tuyến đường đi bộ, điều này làm ảnh hưởng đến mục đích đi bộ và thưởng ngoạn của du khách. Chính vì vậy, nhu cầu mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội là cần thiết. Theo đó, ngày 30/2/2013, UBND TP. Hà Nội đã có quyết định phê duyệt Đề án mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I nằm trên các tuyến phố: Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện. Đây là các tuyến có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Đền Bạch Mã, Đền Quan Đế, Nhà cổ 87 Mã Mây… Đồng thời, kiến trúc đô thị trên các tuyến phố này nằm trong quy hoạch chỉnh trang, nâng cấp, cải tạo để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc khu phố cổ Hà Nội. Đề án này nhằm mục tiêu phát huy những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Hàng Giấy và chợ đêm Đồng Xuân, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và giãn lưu lượng khách tham quan đang ngày một quá tải của tuyến phố đi bộ này. Mở rộng tuyến phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp I, gắn kết với tuyến phố đi bộ Hàng Đào, Đồng Xuân nhằm từng bước xây dựng và phát triển khu phố cổ Hà Nội thành không gian đi bộ, tạo ra một nét văn hóa đặc trưng riêng của quận Hoàn Kiếm, thúc đẩy tiềm năng du lịch – dịch vụ - thương mại, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể - phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm. Thu Lương – Đức Dũng
Bài viết khác
Thanh Hóa: Khởi công và gắn biển các dự án phát triển giao thông tại huyện Triệu Sơn
Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lễ khởi công dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường huyện ĐH10, đoạn từ Quốc lộ 47 kết nối với Cụm Công nghiệp Thọ Ngọc, xã Thọ Ngọc và gắn biển công trình đường nối từ đường giao thông liên xã Cầu Trắng - Đồng Lợi, xã Tiến Nông đến Quốc lộ 47C, xã Vân Sơn.
Nghệ An tăng cường xử lý các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán
Sở Tài chính tỉnh Nghệ An vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các kiến nghị còn tồn đọng theo kết luận thanh tra, kiểm tra và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Động thái này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư công đúng quy định, đúng mục đích.
Giáo sư Jonathan R. Pincus: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025
"Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự tái phân bổ thương mại khi Mỹ và các nước khác giảm phụ thuộc vào nguồn hàng từ Trung Quốc, đồng thời các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng sản xuất sang Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng", Giáo sư kinh tế Trường Đại học Fulbright chia sẻ.
Dừng thẩm định dự án đầu tư 2 bến container tại cảng Liên Chiểu
Hiện chưa có đủ cơ sở để tiếp tục thẩm định hồ sơ dự án đầu tư 2 bến container (2 bến khởi động) tại cảng Liên Chiểu do các nhà đầu tư đã nộp tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Tăng trưởng với mục tiêu cân đối nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh
Nghị quyết cần tập trung đưa ra các giải pháp toàn diện, các định hướng cho công tác xây dựng pháp luật để tháo gỡ những điểm nghẽn, để thể chế không còn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, mà trở thành “đột phá của đột phá”, tạo không gian phát triển mới.
Vĩnh Phúc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút thêm vốn FDI
Ghi dấu ấn trong năm 2024, tỉnh vượt chỉ tiêu thu hút đầu tư cho giai đoạn 2021-2025, đặc biệt với nguồn vốn FDI. Xác định thu hút đầu tư là động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, kêu gọi dự án FDI, thúc đẩy phát triển bền vững.
Thái Nguyên tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2025, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đầu tư 126 dự án, gồm 98 dự án chuyển tiếp và 28 dự án khởi công mới. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư gồm: Giao thông; giáo dục; khu dân cư, khu đô thị…
Vì sao, cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng chậm tiến độ?
Theo Bộ Giao thông vận tải, tiến độ triển khai cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng còn chậm so với kế hoạch đề ra do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp nền đường...
Hàng trăm container xuất khẩu qua cảng Chu Lai dịp đầu năm Ất Tỵ
Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, không khí làm việc tại cảng quốc tế Chu Lai rất nhộn nhịp. Những chuyến tàu chở hàng tấp nập cập bến là tín hiệu tích cực dự báo một năm tăng trưởng mạnh về sản lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng.
Dự kiến đến năm 2026, tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam sẽ đạt 935km
Để tăng cường liên kết vùng và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực, các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang được Bộ Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030.