Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Nước sạch tăng giá vẫn... “bẩn”?

Quyết định tăng giá bán nước si

Quyết định tăng giá bán nước sinh hoạt đã được UBND TP. Hà Nội ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/10. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều hộ dân thì tại một số khu vực, nước vẫn thường xuyên có hiện tượng bị vẩn đục, nổi váng, đóng cặn…?

Người dân lo lắng khi chất lượng nước sạch không đảm bảo

Nước vẫn bị đóng cặn, nổi váng

Theo phản ánh của các hộ dân tại khu vực phường Phúc Tân, Bạch Đằng, Lý Thái Tổ, thuộc quận Hoàn Kiếm, nước sạch tại khu vực này có hiện tượng vẩn đục, nổi váng và có cặn bám quanh các vật chứa nước. Hiện tượng này khiến người dân vô cùng lo lắng khi sử dụng nước trong sinh hoạt.

Bà Nguyễn Thị Thiên Thuận, số nhà 24, ngõ 135, Hàm Tử Quan, phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm) cho biết: “Thời gian gần đây nước sạch thường xuyên có hiện tượng vẩn đục, nổi váng, đóng cặn… Hiện tại, chúng tôi không dám sử dụng vào việc ăn, uống mà chỉ dùng để tắm, giặt. Biết là nước sạch nhưng cứ thấy nước bị vẩn đục, nổi váng thì không ai dám sử dụng. Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị lên UBND phường Phúc Tân, Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục”.

Tại quận Cầu Giấy, những trọng điểm như các tổ 43, 45, 46 phường Quan Hoa đã không còn “khát” nước như xưa. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh, Tổ 43, phường Quan Hoa (Cầu Giấy) cho hay: “Nước sạch ở đây có mùi thuốc sát trùng rất nặng, khi đun sôi để nguội vẫn có mùi, rất khó uống. Với hàm lượng thuốc sát trùng lớn như vậy, liệu khi sử dụng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Mỗi khi có hiện tượng như vậy, gia đình chúng tôi phải mở nắp thùng chứa nước để cho bay hết mùi rồi mới dám sử dụng…”.

Chị Hoàng Phương Trinh, trú tại số 28, Tổ 44, phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) phản ánh: “Nhà tôi sử dụng nước máy để uống, khi đun sôi, đựng trong bình thủy tinh thì xuất hiện rất nhiều cặn bám dưới đáy bình. Thậm chí khi uống vào thấy vướng trong cổ. Ban đầu, gia đình tôi chỉ nghĩ do ấm đun nước dùng đã lâu năm nên có cặn bám, nhưng khi đun nước bằng ấm mới, hiện tượng cặn nhiều vẫn xảy ra”.

Nước “bẩn”… xí nghiệp nước vô can?

Ông Phạm Việt Anh, Phó giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm thừa nhận: “Có hiện tượng bị nổi váng, vẩn đục nước tại một số khu vực Phúc Tân, Bạch Đằng”. Tuy nhiên, ông Phạm Việt Anh khẳng định: “Nước do xí nghiệp cấp là đảm bảo chất lượng. Tình trạng nhiều nơi nước sạch bị đóng cặn, nổi váng là do các nguyên nhân như công tác triển khai nâng cấp nhiều tuyến đường có thể đụng chạm, làm vỡ đường ống dẫn nước của xí nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng của nước. Hoặc trong quá trình cấp nước bị gián đoạn, khi cấp nước lại thì lượng nước đầu đường ống hay bị vẩn đục, nổi váng…”.

Ông Phạm Việt Anh cũng cho biết, sau khi khắc phục hiện tượng nước nổi váng, vẩn đục ở phố Hàm Tử Quan, xí nghiệp đã lấy mẫu nước tại 3 địa điểm trên địa bàn quận gửi lên Công ty Nước sạch Hà Nội để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, các thành phần hóa lý và vi sinh đã phân tích của 3 mẫu nước trên đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước uống. Hiện nay, xí nghiệp và Sở Y tế vẫn thường xuyên kiểm tra chất lượng nước định kỳ. Khi được hỏi “liệu hiện tượng nước sạch… mà không sạch có lặp lại lần nữa?” thì ông Việt Anh không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng.

Trước đó, trên địa bàn quận Cầu Giấy, vì lo lắng về chất lượng nước xuất hiện nhiều mùi clo, người dân đã tự mang mẫu nước đi xét nghiệm, kết quả cho thấy, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn nước sạch. Hàm lượng Amoni và Asen cao vượt quá ngưỡng cho phép. Giải thích về vấn đề này, ông Trần Xuân Cương, Giám đốc Xí nghiệp Nước sạch Cầu Giấy cho hay: “Sở dĩ có chuyện “vênh nhau” về kết quả xét nghiệm là do người dân thường lấy nước từ đầu máy ở nhà, nước đã đi qua một quá trình dài, đường ống có nơi đã cũ nên chất lượng nước bị thay đổi. Hoặc cách lấy mẫu nước không đúng, dụng cụ đựng mẫu không được bảo đảm! Hiện nay, nước do xí nghiệp cung cấp đạt tiêu chuẩn nước sạch”.

Tiến Dũng – Tuấn Ngọc

Tin mới

Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024
Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Trong đó, Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.

Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay 18/4: Biến động trái chiều

Hôm nay 18/4, giá lúa gạo thị trường trong nước tăng giảm trái chiều giữa các giống lúa, nhiều loại gạo chợ lẻ đồng loạt tăng 1.000 đồng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định.

Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu
Hàng loạt cổ đông lớn và lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện bán ra giảm sở hữu

Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) bán ra gần hết cổ phiếu sau nhịp tăng 45,2% từ đáy.

Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng
Bình Định và các tỉnh Nam Lào triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng

Ngày 18/4, tỉnh Bình Định và các tỉnh phía Nam, nước Cộng hòa DCND Lào đã khởi động Ngày hội Triển lãm trực tuyến các sản phẩm đặc trưng. 360 sản phẩm đặc trưng của gần 200 doanh nghiệp Bình Định và các tỉnh Nam Lào đã được giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng…  

Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”
Bảo hiểm Agribank với chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”

Đoàn thiện nguyện của Bảo hiểm Agribank đã đến giao lưu và tặng quà các em học sinh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024
Vĩnh Long triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Vĩnh Long, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long vừa tổ chức Hội nghị triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024.