Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Phát huy tinh thần tự giác, chủ động sống chung với dịch

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Công điện hướng đến mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì phiên họp
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì phiên họp

Chiều tối 13/10, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống Covid-19 thành phố chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn để triển khai thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND ngày 13/10/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về 'Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP trong tình hình mới'.

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, về tình hình dịch Covid-19 tính đến 16 giờ ngày 13/10, trong ngày thành phố ghi nhận 11 ca mắc tại khu cách ly (trong đó có 10 ca liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức và 1 ca về từ thành phố Hồ Chí Minh). Hiện tại, toàn thành phố còn 188 F0 đang điều trị; còn 10 điểm phong tỏa. Chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức ghi nhận tổng cộng 95 ca mắc (trong đó 76 ca tại Hà Nội, 19 ca tại các tỉnh) hiện cũng đã được kiểm soát.

Về công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, hiện toàn thành phố đã tiêm được 7.599.145 mũi, trong đó có 5.111.666 mũi 1 và 2.487.479 mũi 2. Cùng với đó, các bệnh viện Trung ương cũng đã tiêm 1.159.840 mũi, trong đó 792.438 mũi 1 và 367.702 mũi 2.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho rằng, khi thành phố mở lại vận tải liên tỉnh, từ hàng không, đường sắt, đường bộ, nguy cơ đối với Hà Nội tăng lên rất cao. Chính vì thế, đòi hỏi sự vào cuộc của các địa phương, cần phải rất tập trung và quyết liệt hơn nữa.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện 6 nhóm nội dung trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trước hết, cần triển khai một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả công tác truyền thông về phòng, chống dịch Covid-19 để người dân tiếp tục ủng hộ, chung sức, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch; đồng thời nâng cao ý thức tự giác phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm thông điệp 5K…

Kết luận buổi giao ban, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, trong ngày 2 ngày 12 và 13/10, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp bàn nhằm triển khai thực hiện ngay nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Hội nghị BCH Trung ương lần thứ tư vừa qua; cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược chuyển trạng thái từ “không Covid-19” sang “sống chung với Covid-19” trên địa bàn Thủ đô.

Xem xét đánh giá tình hình, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá, hiện thành phố vẫn trong giai đoạn rất khó khăn khi vẫn còn ca F0 trong cộng đồng và vẫn còn chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây, nguy cơ lây lan dịch bệnh từ những người trở về từ vùng dịch gia tăng ... Trong khi đó, nhiều người dân còn chưa được tiêm vaccine, nếu mắc Covid-19 sẽ chuyển nặng và nguy cơ tử vong cao.

Phó Bí thư Thành ủy đề nghị các quận, huyện không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Các địa phương phải dự báo đúng tình hình, nguy cơ, rà soát các nguồn lực tài chính, nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng phòng, chống dịch ở mức cao...

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh, để bảo vệ thành quả chống dịch đạt được thời gian vừa qua, các quận, huyện, thị xã phải chủ động dự báo và đánh giá đúng tình hình, nhất là các nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, phương án rà soát điều kiện cơ sở vật chất, con người để ứng phó khi cần thiết, tiếp tục dự phòng ở mức độ cao hơn; không được chủ quan, lơ là, đảm bảo chuyển trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong tình hình mới.

Hà Nội đồng ý thí điểm mở đường bay nội địa
Hà Nội đồng ý thí điểm mở đường bay nội địa

Nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới, Hà Nội đã điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn thành phố, cụ thể:

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, bảo đảm các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.

Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, bảo đảm khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải bảo đảm khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 02 mũi vaccine phòng Covid-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán lại vé tàu, chiều ngày 13/10, chuyến tàu khách SE5 tuyến Bắc - Nam khởi hành từ ga Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh chính thức lăn bánh. Đây là chuyến tàu khách đầu tiên xuất phát từ Hà Nội trong ngày đầu thực hiện thí điểm phục hồi vận tải hành khách đường sắt sau gần 3 tháng tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ký văn bản triển khai thí điểm mở đường bay nội địa thường lệ đi và đến thành phố Hà Nội. Theo đó, từ ngày 10 đến 20/10 tổ chức khai thác đường bay giữa Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - Đà Nẵng với tần suất 1 chuyến/ngày (chở khách 2 chiều), ngồi giãn cách 50% công suất.Nối lại chuyến bay khứ hồi Hà Nội - Điện Biên từ ngày 13 - 20/10, giãn cách 50% ghế.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi
Yêu cầu công khai và quản lý khối lượng vàng giao dịch để bình ổn và ngăn trục lợi

Trong báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường vàng được đánh giá là quản lý còn bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn.

Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4
Quảng Bình: Quyết tâm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam trước 30/4

Chiều 24/4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc Nam.

Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn
Quản lý chặt chẽ dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn

Để chuẩn bị cho mùa du lịch năm 2024, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án tổ chức quản lý kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh trên địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Trên địa bàn TP. Hà Nội, công an thành phố tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khi có tố giác tội phạm liên quan đến doanh nghiệp và hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng...

Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Công viên nước Hồ Tây sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc
Vĩnh Phúc: Xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc

Vĩnh Phúc đã và đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Đặc biệt, tập trung xây dựng Khu Công nghiệp Nam Bình Xuyên trở thành cứ điểm sản xuất hiện đại nhất miền Bắc, đáp ứng những yêu cầu cao từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.