Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh

Với 88 đại biểu tán thành (chiếm 93,62% tổng số đại biểu), chiều nay (4/7), HĐND Thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh.

Các đại biểu HĐND thành phố trong ngày làm việc thứ hai tại kỳ họp. Ảnh: Quang Thái
Các đại biểu HĐND Thành phố trong ngày làm việc thứ hai tại kỳ họp (Ảnh: Quang Thái)

Nghị quyết quyết nghị thành lập quận Đông Anh (Thành phố Hà Nội) và 24 phường trên cơ sở nguyên trạng 185,68km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 437.308 người của huyện Đông Anh hiện có.

Tờ trình của UBND Thành phố được Giám đốc Sở Nội Vụ Trần Đình Cảnh trình bày, nhấn mạnh đến sự cần thiết thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Cụ thể, huyện Đông Anh là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 185.08 km2; quy mô dân số đạt hơn 400.000 người; có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai; đặc biệt địa bàn huyện cách Sân bay quốc tế Nội Bài 13 km - cửa ngõ thông thương với quốc tế, đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thể phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.

Những năm trở lại đây, huyện Đông Anh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp một cách hợp lý.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác định, Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía bắc Thành phố Hà Nội với chức năng phát triển thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Khu di tích Cổ Loa, khai thác cảnh quan sông Thiếp và đầm Vân Trì; trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội (EXPO) và vui chơi giải trí của thành phố.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, xác định xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía bắc của Thủ đô.

Từ thực tế đó, để đảm bảo cho mục tiêu, định hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho huyện Đông Anh nói riêng cũng như lợi ích của Thành phố Hà Nội, cần có một giải pháp quản lý phù hợp hơn nữa trong công tác chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền trong quản lý tổng thể xã hội.

“Việc thành lập quận Đông Anh là phù hợp với hiện trạng phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện trong thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp, tạo tiền để cho Đông Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; phù hợp với các quy hoạch đang được các cấp có thẩm quyền phê duyệt”, Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định.

Quận Đông Anh, sau khi thành lập có 185.68 km2 diện tích tự nhiên; quy mô dân số hơn 400.000 người; có 24 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. Trong đó, bao gồm: Đông Anh; Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh và Xuân Nộn.

Việc thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh - đã cơ bản đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 128 - Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Thành phố Hà Nội cũng đang triển khai lập Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 để trình Chính phủ phê duyệt, đảm bảo phù hợp việc thành lập quận Đông Anh và các phường.

Thẩm tra Đề án, tờ trình và Dự thảo Nghị quyết, Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố Hà Nội, Duy Hoàng Dương đề nghị các sở ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Đông Anh xây dựng ngay giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí chưa đạt; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển 5 huyện thành quận của Thành phố Hà Nội có giải pháp tháo gỡ, trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND Thành phố chỉ đào rà soát các quy trình thủ tục cần tiếp tục hoàn thiện, thống nhất để đủ điều kiện trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập quận Đông Anh. Trong đó, đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hoàn thành việc lập Đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 để trình Chính phủ phê duyệt, đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp quy hoạch đối với việc thành lập quận Đông Anh và 4 huyện còn lại theo kế hoạch; hoàn thiện hồ sơ báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đặc biệt đối với Thành phố Hà Nội.

UBND huyện Đông Anh, trong quá trình xây dựng thành quận, cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân; tiếp tục phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng vốn có về vị trí địa lý, là đầu mối giao thông quan trọng với các tuyến đường giao thông huyết mạch, có tính kết nối vùng để tái cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ gắn với khai thác; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về du lịch; bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử; xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương…

Phương Thảo (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng
Thị trường chứng khoán hôm nay, có thể tiếp tục đà tăng

Theo các chuyên gia YSVN, trong phiên hôm nay (6/5) thị trường có thể tiếp tục đà tăng và nếu chỉ số VN-Index chưa thể vượt được mức 1.225 điểm thì thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại với biên độ hẹp và thanh khoản thấp.

Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 6/5: Giá hồ tiêu quanh mốc 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024 giao dịch trong ngưỡng 103.000 - 104.000 đ/kg. Trên thị trường thế giới, thị trường hồ tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia.

Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông
Thời tiết ngày 6/5: Chiều tối nay, miền Bắc có mưa rào và dông

Theo dự báo, chiều tối và đêm nay (6/5), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?
Nợ lớn, lãi mỏng, 'vua đào hầm' Đèo Cả lấy đâu tỷ USD làm 400km cao tốc?

Tập đoàn Đèo Cả cần tới nhiều tỷ USD để đầu tư khoảng 400km đường cao tốc và đường vành đai dự kiến từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông Hồ Minh Hoàng ghi nhận lợi nhuận khá mỏng trong khi tổng nợ rất lớn.

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Thị trường ổn định, một số địa phương tăng nhẹ 1.000 đồng/kg

Ghi nhận mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay ngày 6/5 thị trường ổn định và tăng nhẹ ở nhiều nơi.

Thương hiệu TKV và bất cập tại các gói thầu vận chuyển than đường bộ?
Thương hiệu TKV và bất cập tại các gói thầu vận chuyển than đường bộ?

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) được biết đến là tập đoàn quốc gia kinh doanh đa ngành nghề đặc biệt là lĩnh vực khoáng sản. Những năm gần đây, TKV đóng nguồn thu ngân sách lớn góp phần phát triển đất nước. Thế nhưng, các gói thầu vận chuyển than của các đơn vị thành viên trực thuộc TKV đang thể hiện nhiều bất cập, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động rất cao.