Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Xây dựng các kịch bản với 5 cấp độ bảo đảm cung hàng hóa trong mùa dịch

Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của UBND thành phố về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị đủ lượng hàng hóa cho người dân. Đồng thời, rà soát các đơn vị đã đăng ký với Sở về dự trữ hàng hóa.

Theo đó, Hà Nội đã xây dựng các kịch bản với 5 cấp độ bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa cho người dân. Cụ thể:

- Cấp độ 1 là có trường hợp bệnh xâm nhập trên địa bàn.

- Cấp độ 2 là khi dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn.

- Cấp độ 3 là có từ 20 đến 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên và có nhiều khu vực cách ly thuộc địa bàn nhiều quận, huyện.

- Cấp độ 4 là khi có hơn 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc bệnh, 30 quận, huyện, thị xã đều có khu cách ly. Cấp độ 5 là khi có từ hơn 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc bệnh khiến cho khoảng trên 2 triệu người dân TP có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Cấp độ 5, người dân chỉ ra khỏi nơi ở để mua nhu yếu phẩm, lượng hàng hóa cần cung ứng sẽ tăng đột biến.

Hà Nội xây dựng 5 cấp độ cung ứng hàng hóa trong mùa dịchHà Nội xây dựng 5 cấp độ cung ứng hàng hóa trong mùa dịch

Ở cấp độ 1, 2, 3, các doanh nghiệp (DN) thực hiện điều tiết, luân chuyển hàng hóa không để xảy ra tình trạng thiếu hàng. Đối với cấp độ 4 và 5, TP sẽ tập trung chỉ đạo các DN phân phối dồn tổng lực hàng hóa về địa bàn thủ đô; mở thêm các kho dự trữ hàng, các điểm bán trên các quận, huyện, thị xã; cần thiết lập thêm các kho dã chiến.

Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng một số tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát về nguồn cung sản xuất lương thực thực phẩm nhằm cân đối cung cầu.

Hiện nay, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối với các Sở khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La và đảm bảo nguồn cung các mặt hàng rau củ quả dồi dào.

Về phía các doanh nghiệp, Tập đoàn Central Retail (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA mart), Hệ thống siêu thị Đức Thành… đã tăng lượng hàng hóa dự trữ gấp 3 lần đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. DN cũng sẵn sàng mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng đẩy mạnh các hình thức bán hàng online.

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), đơn vị thành viên của Tập đoàn BRG cho biết, hệ thống cửa hàng bán lẻ mới được mở thêm sẽ bảo đảm cung ứng hàng hóa ổn định xuyên suốt, không xảy ra tình trạng khan hàng, hết hàng trong dịch. DN cũng cân đối giảm giá một số mặt hàng từ 5%-30% và miễn phí giao hàng trong bán kính 5 km đối với các đơn hàng có giá trị trên 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đề xuất cơ quan chức năng địa phương phối hợp kiểm soát tốt hiện tượng này để đảm bảo cung ứng hàng hóa cũng như bình ổn giá cả trong giai đoạn dịch bệnh; tuyên truyền cho người dân, nâng cao nhận thức không mua hàng dự trữ.

Hằng Vương

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.