Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Xây dựng quy trình mới quản lý người nhập cảnh

Thành phố Hà Nội giao Sở Y tế xây dựng quy trình quản lý người Việt Nam nhập cảnh có nhu cầu cách ly thu phí. Với người nước ngoài nhập cảnh dưới 14 ngày, thành phố sẽ lựa chọn các khách sạn đảm bảo phòng chống dịch; có nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng nhưng đảm bảo an toàn phòng dịch.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý, Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp trực tuyến BCĐ với các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội.

Với người nước ngoài nhập cảnh dưới 14 ngày, thành phố sẽ lựa chọn các khách sạn đảm bảo phòng chống dịch; có nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng nhưng đảm bảo an toàn phòng dịch.Với người nước ngoài nhập cảnh dưới 14 ngày, thành phố sẽ lựa chọn các khách sạn đảm bảo phòng chống dịch; có nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng nhưng đảm bảo an toàn phòng dịch.

Tại Hà Nội, từ ngày 19/8 đến nay (16 ngày), thành phố không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng. Lũy tích đợt 3 (từ ngày 25/7 đến nay), có 38 ca mắc và chưa có ca tử vong. Trong đó, 11 ca ngoài cộng đồng và 27 ca từ nước ngoài được cách ly ngay khi nhập cảnh. Từ ngày 31/8 đến 4/9, CDC Hà Nội đã xét nghiệm PCR cho 502 trường hợp và cho kết quả âm tính.

Ngoài ra, các bệnh viện đã khám sàng lọc 1.849 bệnh nhân và xét nghiệm PCR cho 1.611 người, kết quả có 3 bệnh nhân dương tính (BN812, BN867, BN962), còn lại âm tính. Hiện, các bệnh viện còn cách ly điều trị 64 bệnh nhân nghi ngờ.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, trong tuần qua, số ca mắc trên thế giới chưa có dấu hiệu giảm, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong hàng ngày còn ở mức cao.

Trong giai đoạn 3 (từ ngày 25/7 đến nay), Việt Nam đã được kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tuy nhiên hiện nay mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng nên trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm ca mắc mới tại các địa phương, trong đó có Hà Nội.

Cụ thể, tại Hải Dương đã xuất hiện thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa xác định được nguồn lây. Vì vậy, các ngành, các cấp cần phải tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, xác định phòng chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài để hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: "Chỉ khi vắc xin phổ cập mới có hy vọng kết thúc được dịch bệnh. Từ nay đến khi có vắc xin, vẫn phải tăng cường phòng, chống dịch".

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, hiện nay, Sở Y tế tiếp tục kiểm tra công tác phòng dịch ở các cơ sở y tế. Kết quả, có 78/81 bệnh viện đạt mức an toàn (96%). Chỉ còn 1 bệnh viện an toàn ở mức thấp là Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 và Sở đã yêu cầu bệnh viện này phải khắc phục trong 1 tuần. Còn 2 cơ sở y tế không đảm bảo an toàn vẫn phải dừng hoạt động là Bệnh viện mắt Hightech và Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Trương Quang Việt cho rằng, hiện có thể còn 1 số ca nhiễm trong cộng đồng, có thể ở Hà Nội hoặc ở các địa phương khác. Khi có biểu hiện các trường hợp sẽ đến các bệnh viện để khám nên các cơ sở y tế cần đảm bảo phòng chống dịch, phát hiện kịp thời.

Lưu ý về công tác phòng, chống dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh: "Các đơn vị cần quyết liệt không để dịch chồng dịch. Hiện nay, đang có bệnh sốt xuất huyết. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, người dân khi mắc sốt xuất huyết sẽ có tâm lý ngại đến bệnh viện, do đó, dẫn đến không được điều trị kịp thời là rất nguy hiểm".

Liên quan đến bệnh nhân có hộ khẩu ở phường Đồng Xuân bị tử vong do bệnh sốt xuất huyết, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết khi nhận được thông tin, quận đã phối hợp chặt chẽ với CDC Hà Nội để xử lý. Quận cũng đang theo dõi chặt chẽ 11 ca sốt xuất huyết trên địa bàn…

Kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý đánh giá, nếu Hà Nội giữ được 12 ngày nữa không có ca mắc ngoài cộng đồng thì các ổ dịch tại Hà Nội sẽ kết thúc.

Ông Ngô Văn Quý cho biết, thành phố đã kiểm tra công tác phòng dịch 3 lần ở các bệnh viện, các cơ sở đều có chuyển biến tích cực. Đồng chí yêu cầu: "Thời gian tới, tất cả bệnh viện của thành phố phải khắc phục hết các thiếu sót. Đảm bảo 100% bệnh viện phải an toàn".

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định: "Chúng ta phải xác định tinh thần phòng chống dịch lâu dài cho đến khi có vắc xin theo tinh thần vừa phát triển kinh tế vừa phòng, chống dịch hiệu quả".

Do đó, đồng chí đề nghị các đơn vị tiếp tục công tác tuyên truyền phòng, chống dịch; chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, xử lý ngay trong 24h khi có ổ dịch xuất hiện; tiếp tục kiểm tra các bệnh viện; quản lý chẽ người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, chuyên gia nhập cảnh dưới 14 ngày…

Thành phố Hà Nội cũng giao Sở Y tế xây dựng quy trình với người Việt Nam nhập cảnh có nhu cầu cách ly thu phí. Cách làm cụ thể là khi nhập cảnh, các trường hợp này sẽ được đưa về cách ly tập trung xét nghiệm ngay, nếu dương tính thì chuyển cơ sở điều trị. Sau đó, những trường hợp âm tính, tùy theo nguyện vọng, sẽ đăng ký và thành phố sẽ giải quyết. Với người nước ngoài nhập cảnh dưới 14 ngày, thành phố sẽ lựa chọn các khách sạn đảm bảo phòng chống dịch; có nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng nhưng đảm bảo an toàn phòng dịch.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Sở Y tế đón 810 người làm việc sinh sống ở Đà Nẵng có nguyện vọng về Hà Nội theo tinh thần: "Trường hợp nào xét nghiệm âm tính đã qua 14 ngày thì khuyến cáo tiếp tục cách ly tại nhà. Với người chưa xét nghiệm thì cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi trong 14 ngày. Tất cả các trường hợp đều phải khai báo y tế".

Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Văn hóa và Thể thao cùng Sở Y tế nghiên cứu xây dựng quy tắc ứng xử, nếp sống văn hóa trong bối cảnh dịch bệnh… xác định tinh thần phải sống chung với dịch.

Đăng Khôi

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.