Hàng cá tra Việt Nam xuất khẩu bị quá tải, ùn tắc do chờ kiểm dịch
Với lý do ngăn ngừa Covid-19, Trung Quốc đang siết chặt hoạt động kiểm soát hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Điều này khiến hàng cá tra Việt Nam bị tắc nghẽn ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Hiện Trung Quốc đang siết chặt hoạt động kiểm soát hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại những thành phố đầu mối thương mại với lý do ngăn ngừa Covid-19. Điều này gây nên tình trạng hàng quá tải, ùn tắc do phải qua các kho kiểm dịch được chỉ định để chờ kiểm Covid. Tất cả sản phẩm thực phẩm đông lạnh khi vào Trung Quốc phải đầy đủ 4 loại giấy chứng nhận sau mới được đưa ra tiêu thụ:Tờ khai báo hải quan; Chứng nhận kiểm nghiệm kiểm dịch xuất khẩu; Chứng nhận cách ly và sát trùng; Báo cáo đạt yêu cầu về xét nghiệm Nucleic Acid Coronavirus.
Chính vì các thủ tục phức tạp và chờ kết quả xét nghiệm Covid nên thời gian hàng từ khi thông quan cho lúc ra khỏi kho mất từ 20 - 30 ngày hoặc lâu hơn tùy vào lượng hàng nhập khẩu của từng thành phố. Chi phí lưu công, phí kiểm hàng lên đến 2.000-3.000 USD/container đã tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu.
Nếu tình hình này không sớm được tháo gỡ, dự báo xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc sẽ gián đoạn đến hết quý 1/2021.
Trước tình trạng này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn tới Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cần có ngay hành động cấp bách đề xuất với Chính phủ Trung Quốc công nhận kiểm soát dịch Covid tại Việt Nam tương đồng với kiểm soát tại Trung Quốc.
Bởi vì hiện tại, các doanh nghiệp tuân thủ thực hiện qui trình kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt tại nhà máy, vùng nguyên liệu, đồng thời tiến hành xét nghiệm Covid và xông khử trùng từng lô hàng, công lạnh có giấy xác nhận của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương trước khi xuất khẩu.
Bảo Lâm
Tin mới
Ngày đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Lào Cai diễn ra an toàn và nghiêm túc
Ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Lào Cai diễn ra an toàn và nghiêm túc. Công tác tổ chức thi theo đúng kế hoạch và đúng quy định, không có sự cố bất thường xảy ra.
Quy hoạch Ninh Bình hướng tới tầm nhìn dài hạn
Ninh Bình cần sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất.
Khu 'đất vàng' Giảng Võ sẽ được xây khách sạn, văn phòng
Trong năm 2022, Hà Nội sẽ hoàn thành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết khu đất 148 Giảng Võ và năm 2023 sẽ triển khai xây khách sạn, văn phòng...
Nghệ An: Triệt xóa đường dây buôn bán pháo lậu xuyên Việt
Ngày 07/07, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, đơn vị này vừa triệt phá một đường dây buôn bán hàng lậu xuyên Việt, thu giữ gần 2,5 tạ pháo.
Giai đoạn 2031-2045, vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ: Phấn đấu sản lượng than thương phẩm khai thác đạt khoảng 47 triệu tấn/năm trong giai đoạn đến năm 2030; giai đoạn 2031-2045, vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ.
Hội chợ nhếch nhác ở Gia Nghĩa (Đắc Nông)
Ngày 05/07, Hội chợ Thương mại và Hàng tiêu dùng Gia Nghĩa (Đắc Nông) năm 2022 chính thức khai mạc do Công ty TNHH Tiến Lợi ở phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) tổ chức. Tuy nhiên người tiêu dùng và khách tham quan du lịch rất thất vọng vì sự nghèo nàn của hội chợ.
Câu chuyện thương hiệu
24h trải nghiệm "Tỉnh thức là có thể" của các Hoa, Á hậu Việt
CEO Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HDTV Group và câu chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Hành trình hoạt động của Gốm Đất Việt
Thương hiệu thời trang Thái Tuấn đã có mặt tại Hải Phòng
PVEP: 15 năm vươn mình phát triển
PVEP: 15 năm vượt qua thử thách, phát triển bền vững