Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hệ luỵ từ những dự án "treo", chậm tiến độ ở Hà Nội

Nhắc tới những dự án “treo” có lẽ không thể không nhắc tới con số hơn 700 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai ở Thủ đô Hà Nội, thậm chí là những dự án "treo bền vững" hàng thập kỷ qua. Những dự án treo hiện nay đang và sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ: gây lãng phí nguồn lực từ đất đai, thất thu thuế, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh rồi còn ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội và đời sống dân sinh.

Dự án “treo” hay dự án chậm tiến độ đang trở thành một “vấn nạn” khiến nguồn lực đất đai bị lãng phí, làm nham nhở bộ mặt đô thị và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân sống trong vùng quy hoạch cũng như sự phát triển bền vững của thành phố.

Hậu quả thì đã rõ, nhưng câu chuyện xử lý các dự án bỏ hoang, chậm tiến độ, gây bức xúc trong dân vẫn đang là vấn đề nan giải nhiều năm nay khi số liệu về những dự án này trong báo cáo của cơ quan chức năng qua các năm không mấy thuyên giảm.

Theo thống kê của ngành chức năng thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 712 dự án ngoài ngân sách chậm triển khai. Trong đó có không ít các dự án “treo” từ thập niên này sang thập niên khác ngay tại các địa bàn, trục đường trung tâm được xem là “đất vàng”.

Suốt nhiều năm qua vấn đề này được gọi là “điểm đen” trong quản lý đất đai. Tại Thủ đô Hà Nội, một số dự án đáng chú ý có thể kể đến như: Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, Dự án xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ 409 Lĩnh Nam (phường Vĩnh Hưng), Dự án Trung tâm điều hành & giao dịch Vicem, Dự án Trấn Sông Hồng-Song Hong City,…

Tại Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Theo đó, năm 2004, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định thu hồi trên 35ha đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai giao cho Tổng công ty xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) tổ chức điều tra lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng chuẩn bị triển khai Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thịnh Liệt, nhưng đến nay vẫn “treo” dài theo năm tháng.

KĐT mới Thịnh Liệt của Licogi đã đắp chiếu gần 20 năm, đất đai bỏ hoang gây lãng phí
KĐT mới Thịnh Liệt của Licogi đã đắp chiếu gần 20 năm, đất đai bỏ hoang gây lãng phí.

Cũng tại quận Hoàng Mai, tại Dự án xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ 409 Lĩnh Nam thuộc phường Vĩnh Hưng, sau 15 năm khởi động nay cũng chỉ là những toà nhà, căn hộ nguy nga trên giấy.

Hay như dự án tại Khu đô thị mới Thịnh Liệt và Dự án xây dựng nhà ở kết hợp văn phòng và dịch vụ tại 409 Lĩnh Nam chỉ là 2 trong hơn 700 dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, các địa phương có nhiều dự án chậm triển khai như: Mê Linh, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm…

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai cho biết: “Khu đất này để hoang hoá nhiều năm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như đời sống người dân. Chủ đầu tư có giao người quản lý, tuy nhiên vẫn để xảy ra 1 số vi phạm”.

Đáng chú ý, tại Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được phê duyệt trên lô đất rộng 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, với quy mô gồm tòa nhà cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng 78.270 m2, trong đó phần nổi khoảng 54.000 m2, đáp ứng 200 chỗ đỗ xe ngầm; Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 1.952 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó số vốn đầu tư đã tăng lên 2.743 tỷ đồng (tăng thêm gần 800 tỷ đồng). Việc đầu tư nhằm xây dựng trụ sở làm việc của Vicem, các đơn vị thành viên, hội trường và dịch vụ thương mại.

Theo đó, Toà tháp được khởi công vào năm 2011, tuy nhiên sau khi hoàn thành thi công xây lắp toàn bộ kết cấu phần ngầm, phần thân công trình thì bị đắp chiếu từ tháng 8/2015 đến nay.

Thời điểm này, Vicem đã nhiều lần đề nghị Bộ Xây dựng cho phép lập phương án, tìm đối tác chuyển nhượng toà tháp để hoàn vốn. Bộ Xây dựng đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý cho Tổng công ty chuyển nhượng vào tháng 3.2017. Tuy nhiên, hoạt động chuyển nhượng không thực hiện được do dự án gặp nhiều vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước.

Dự án văn phòng Vicem Tower được cấp phép năm 2011 và dự kiến hoàn thành 3 năm sau đó, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang. (Ảnh: Vĩnh Hoàng)
Dự án văn phòng Vicem Tower được cấp phép năm 2011 và dự kiến hoàn thành 3 năm sau đó, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang. (Ảnh: Vĩnh Hoàng)

Hay tại Dự án Trấn Sông Hồng-Song Hong City (60.000m2- địa bàn hai phường Phúc Xá - quận Ba Đình và Yên Phụ - quận Tây Hồ) do Công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội liên doanh với nước ngoài để xây dựng và kinh doanh nhà ở, Văn phòng thương mại, khách sạn (khởi công năm 1995). Gần 30 năm nay, dự án lớn này từng được kỳ vọng là điểm nhấn trong kiến trúc đô thị, làm thay đổi diện mạo khu vực quận Tây Hồ, nhưng nay lại trở thành dự án “treo” hơn hai thập kỷ.

Dự án Sông Hồng City được ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư năm 1994 cho phép Công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Antara Koh Development (V) Pte, Ltd (Singapore) thành lập Công ty liên doanh có tên là Công ty Phát triển đô thị để thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện trong vòng 8 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư phải hoàn thành việc xây dựng và đưa các công trình xây dựng vào vận hành. Đến tháng 9/1995, UBND TP quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Phát triển đô thị (thời hạn sử dụng đất là 45 năm kể từ ngày 29/11/1994 đến 29/11/2039) và phê duyệt quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 dự án Sông Hồng City.

Tuy nhiên, đến nay dự án Sông Hồng City vẫn chỉ nằm trên giấy gây bức xúc cho người dân.

Dự án Sông Hồng City sau 29 năm vẫn chỉ trên giấy gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Dự án Sông Hồng City sau 29 năm vẫn chỉ trên giấy gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Như vậy, với hơn 700 dự án chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, lãng phí tài nguyên đất, mà còn để lại nhiều hệ luỵ đối với mỹ quan, môi trường đô thị thành phố, là rào cản cho một Hà Nội văn minh, hiện đại. Thực tế này cũng đặt ra những câu hỏi về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; thẩm định, phê duyệt đầu tư các dự án ngoài ngân sách.

“Việc chậm xử lý các “dự án treo” một phần do phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Nhiều dự án có sự thay đổi, kéo dài thời gian triển khai do liên quan tới chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng. Một số dự án có vướng mắc về pháp lý, nhưng đang trong quá trình điều tra, phải chờ kết luận thanh tra, điều tra mới có cơ sở đề xuất. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhất là rà soát số liệu theo chuyên ngành vẫn gặp nhiều khó khăn”, theo ngành chức năng thành phố Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Đối với những dự án có dấu hiệu chây ỳ, liên ngành kiến nghị với UBND thành phố thực hiện các quy định theo pháp luật để thu hồi chủ trương đầu tư”.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tính đến ngày 27/6/2023, trong tổng số 712 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai (trong đó, có 135 dự án vốn ngoài ngân sách chưa có quyết định giao đất cho thuê đất, 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và 173 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất mới, tiếp tục kiến nghị xử lý), đến nay, thành phố đã xử lý được 419 dự án.

Đối với 293 dự án còn lại cần tiếp tục xử lý, thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thực hiện 137 dự án; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện 81 dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện 11 dự án; Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thực hiện 17 dự án; 46 dự án giao các ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã..

Mới đây, tại kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khoá 16, các đại biểu đã đề nghị các sở ngành, UBND thành phố quyết liệt rà soát, xử lý dứt điểm các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Minh An(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường Nam Định xử lý nghiêm cán bộ bao che cho các đối tượng vi phạm
Cục Quản lý thị trường Nam Định xử lý nghiêm cán bộ bao che cho các đối tượng vi phạm

Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, tháng 4, Cục Quản lý thị trường Nam Định tiếp tục triển khai các kế hoạch về kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Cục xử lý nghiêm cán bộ buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

Thẩm quyền xác nhận sổ BHXH
Thẩm quyền xác nhận sổ BHXH

Công ty của ông Đào Dương Quang (Vĩnh Phúc) nợ tiền BHXH, giám đốc công ty đang bị cơ quan công an bắt giữ. Ông Quang hỏi, ông phải làm thế nào để lấy được sổ BHXH và tự đóng BHYT?

Bị loạn thị có tham gia nghĩa vụ quân sự được không?
Bị loạn thị có tham gia nghĩa vụ quân sự được không?

Theo Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 4/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Ant Group kỳ vọng phủ sóng toàn cầu với dịch vụ thanh toán xuyên biên giới Alipay+
Ant Group kỳ vọng phủ sóng toàn cầu với dịch vụ thanh toán xuyên biên giới Alipay+

Công ty công nghệ tài chính Trung Quốc Ant Group đang tăng cường sự hiện diện toàn cầu bằng cách kết nối nền tảng Alipay+ với các ứng dụng thanh toán di động ở các nước.

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - iSTAMEQ map
Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - iSTAMEQ map

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Bắc Giang: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số lần thứ nhất
Bắc Giang: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số lần thứ nhất

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024.