Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hiến kế tăng nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp

Kinh doanh BĐS vài năm gần đây đã liên tiếp gặp "khó chồng khó", về thủ tục, về quỹ đất, tác động từ dịch bệnh, khiến nhiều doanh nghiệp rời bỏ phân khúc nhà ở bình dân. Đó là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp luôn trong tình trạng khan hiếm.

Khan hiếm nguồn cung

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về số lượng dự án nhà ở thương mại trong cả nước được cấp phép trong quý II/2021, cả nước có 69 dự án với 27.462 căn được cấp phép, chỉ bằng 73% so với quý I và bằng 21% so với cùng kỳ năm 2020; 1.119 dự án nhà ở thương mại với hơn 352.000 căn đang xây dựng, tương ứng bằng 81% và 79%.

Theo đó, tại miền Bắc có 37 dự án với 9.174 căn được cấp phép, 236 dự án với 179.672 căn đang triển khai xây dựng; miền Trung có 9 dự án với 1.227 căn được cấp phép, 163 dự án với 68.936 căn đang triển khai xây dựng; miền Nam có 23 dự án với 17.061 căn được cấp phép, 720 dự án với 103.967 căn đang triển khai xây dựng.

Cả nước chỉ có 34 dự án với hơn 2.800 căn xây dựng hoàn thành, chỉ bằng 83% so với quý trước và 47% so với cùng kỳ năm 2020. Tại miền Bắc có 26 dự án, miền Trung có 7 dự án, và miền Nam có 14 dự án.

Về nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết, trong quý II chỉ có 3 dự án với hơn 1.760 căn được cấp phép mới tại Đà Nẵng, Thanh Hóa và Lạng Sơn; 94 dự án với 123.085 căn đang triển khai, tập trung chủ yếu tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Thanh Hóa; 2 dự án với 264 căn hoàn thành tại Phú Thọ và Long An.

Có 5 dự án với hơn 1.800 căn hộ tại Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên và An Giang được Sở Xây dựng các tỉnh có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Đáng chú ý, trong quý II/2021, tổng số có 92 dự án với 29.557 căn hộ được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (số lượng dự án bằng khoảng 105% so với quý trước và bằng khoảng 98% so với cùng kỳ năm 2020).

Cũng theo Bộ Xây dựng, có 29.949 giao dịch bất động sản (BĐS) thành công, riêng tại tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công (bằng khoảng 20% so với quý trước), tại TP.HCM có 3.002 giao dịch thành công (bằng khoảng 87% so với quý trước).

Hiến kế tăng nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp.
Hiến kế tăng nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp

“Cởi trói” pháp lý

Theo đại diện Bộ Xây dựng, thị trường BĐS vẫn còn một số tồn tại, đó là hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS tuy từng bước được hoàn thiện nhưng còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, dẫn đến tình trạng thủ tục đầu tư dự án bị kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường.

Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa BĐS dù đã được điều chỉnh từng bước nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn thiếu so với nhu cầu thực tế.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam đánh giá, thị trường BĐS có dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2018, khi dòng vốn vào BĐS bị thắt chặt. Tiếp đó, trong năm 2019 và 2020, do chịu tác động từ hoạt động rà soát, kiểm tra, siết chặt triển khai thủ tục pháp lý các dự án BĐS trên phạm vi cả nước, dẫn đến nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường tụt dốc thê thảm.

Ông Đính nói thêm: “Từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 liên tiếp bùng phát, diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS. Đơn cử, nguồn cung sản phẩm dự án phân khúc bình dân khan hiếm, trong khi dòng tiền của xã hội khó đưa vào các ngành khác do dịch bệnh, dẫn đến nhu cầu đầu tư đất nền khắp nơi tăng, tạo ra sốt đất ở nhiều địa phương, gây ra không ít hệ luỵ”.

Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cũng cho rằng, kinh doanh BĐS vài năm gần đây đã liên tiếp gặp "khó chồng khó", về thủ tục, về quỹ đất, tác động từ dịch bệnh, khiến nhiều doanh nghiệp rời bỏ phân khúc nhà ở bình dân.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cũng cho rằng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhiều lần khiến những khó khăn của BĐS trở nên trầm trọng hơn, phức tạp hơn. Điều cần thiết hiện nay là Nhà nước cần đẩy mạnh tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế chính sách để tạo ra nguồn cung sản phẩm mới thật dồi dào cho thị trường. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển nhà ở thương mại bình dân, nhà ở xã hội để tăng thanh khoản, làm "ấm" lại thị trường, cân bằng cơ cấu thừa hàng cao cấp, thiếu hàng bình dân.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, thị trường BĐS là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều bộ ngành khác. Để giải quyết "bài toán" nhà ở và cân đối cung - cầu, giải pháp mang tính tổng hợp trước tiên là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về đầu tư kinh doanh BĐS, sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu mới.

Cùng với đó, cần học tập mô hình làm nhà ở thương mại giá rẻ ở nhiều nước trên thế giới. Hiện, rất nhiều mô hình kinh doanh BĐS mới của thế giới đã được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhưng đang gặp vướng mắc, bởi luật pháp Việt Nam chưa có quy định.

Thêm nữa, cải cách hành chính cần giảm bớt thời gian, giảm bớt hồ sơ, giảm quy trình để rút ngắn tiến độ triển khai dự án. Để làm được điều này cần có sự vào cuộc của các ngành liên quan đến gần 40 thủ tục hành chính, hơn 10 đạo luật từ đầu tư xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường…

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.