Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội Luật gia Việt Nam phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam

Chiều 9/5, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Họp báo ra Tuyên bố về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Theo đó, Đại

Chiều 9/5, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Họp báo ra Tuyên bố về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Theo đó, Đại diện Hội luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc phải dừng ngay các hoạt động xâm phạm bất hợp pháp tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Toàn cảnh cuộc họp

Trung Quốc phải dừng ngay hành động trái phép

Phát biểu tại cuộc họp ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nêu quan điểm: khu vực giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.  Việc làm của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Điều 58, Điều 77) mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.

Cũng theo ông Tâm, Việc phía Trung Quốc cho rằng đây là “hoạt động tác nghiệp bình thường” là hết sức vô lý. So sánh hành động này của Trung Quốc với các hoạt động thăm dò, khai thác do Việt Nam thực hiện trên Biển Đông, ông Tâm chỉ rõ tính phi lý vì các hoạt động của Việt Nam được tiến hành trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo đúng quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, được các nước công nhận và cùng hợp tác. Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành thăm dò tại thềm lục địa của Việt Nam chỉ đưa trên yêu sách đơn phương của Trung Quốc, trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không được bất cứ quốc gia nào công nhận.

Hội Luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hội Luật gia Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc cần tuân thủ nghiên túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982 với quy định rõ ràng, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có “sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển”. Hội Luật gia Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết được nêu trong Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Hội Luật gia Việt Nam kêu gọi giới luật gia các nước trên thế giới có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, đặc biệt là bảo vệ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Có nên kiện Trung Quốc ra tòa?

Trao đổi về việc, trước hành động vi phạm của Trung Quốc Việt Nam có hành động quốc tế nào để luật pháp quốc tế có thể phân xử, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: Công ước đã đề ra chế tài, thủ tục, chế định để các bên có thể đưa vấn đề lên cơ quan tài phán quốc tế về luật biển. Việt Nam hoàn toàn có thể làm điều đó. Philipines đã làm. Họ đã có hồ sơ rất đầy đủ kiện lên Hội đồng trọng tài. Hội đồng đã được thành lập với 5 thành viên. Việc làm trên đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. Việc làm của Trung Quốc tương tự như đã làm với Philipines, nên Việt Nam là thành viên, ta hoàn toàn có thể làm điều chính đáng, một biện pháp hòa bình, đó là kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã nói trong cuộc điện đàm với phía Trung Quốc là Việt Nam sẵn sàng sử dụng các biện pháp hòa bình cần thiết. Thì biện pháp kiện là hoàn toàn văn minh và cần thiết.

Liên quan tới việc Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay phải chờ thời gian chuẩn bị, ông Trục cho rằng, về nguyên tắc, Việt Nam sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.

“Thực tế, theo tôi việc chuẩn bị để kiện các cơ quan chức năng đã chuẩn bị rồi, chuẩn bị rất lâu rồi, giờ nên hoàn thiện. Ta không nên sốt ruột. Việc này không thể nói là làm ngay. Dù ta có đủ chứng cứ cần thiết, nhưng đã làm cần phải chắc phần thắng, đề phòng tất cả khả năng. Ngay cả lực lượng luật sư cũng phải sẵn sàng. Hiện nay thế mạnh của Việt Nam chính là lẽ phải và pháp lý”, ông Trục nhấn mạnh.

Với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, ông Trục cho rằng: nếu ta đưa vụ kiện ra các cơ quan quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở để kiện. Tuy nhiên, đúng là các bạn cũng nên nhớ, kiện lên cơ quan tài phán có cả một quá trình với các thủ tục.

“Khi kiện ra tòa, tôi cho rằng đúng là có vấn đề không chỉ ở pháp lý, chân lý, mà còn thái độ của ủy viên tham gia hội đồng xét xử. Nên ta phải chuẩn bị rất nhiều biện pháp để tiếng nói chân lý được thành hiện thực. Còn nếu thủ tục bình thường, không phải kiện có phán quyết ngay. Philippines kiện cách đây đã lâu, nhưng giờ vẫn trong giai đoạn thụ lý. Song, ít nhất kiện Việt Nam cũng kiên quyết dựa theo luật pháp quốc tế, vì thế giới hòa bình, ổn định”.

Tuyết Hoa

 

 

Tin mới

Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Searefico giảm 64,6% so với cùng kỳ
Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Searefico giảm 64,6% so với cùng kỳ

Công ty cổ phần Searefico (mã chứng khoán SRF) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM giải trình về kết quả kinh doanh trong quý I/2024 với lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán FPT chốt quyền chia cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 40%
Chứng khoán FPT chốt quyền chia cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu, tỷ lệ 40%

Ngày 16/5 tới đây, CTCP Chứng khoán FPT (FTS – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2023 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Pin Hà Nội (PHN) chốt quyền chia cổ tức 50% bằng tiền mặt trong quý I/2024
Pin Hà Nội (PHN) chốt quyền chia cổ tức 50% bằng tiền mặt trong quý I/2024

Theo CTCP Pin Hà Nội (PHN – sàn HNX), ngày 23/5 tới sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 5.000 đồng.

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...