Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp 2014: Nhiều vấn đề được mổ xẻ

Sáng 28/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì  Hội nghị: “Thủ tướng Chính phủ với DN năm

Sáng 28/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì  Hội nghị: “Thủ tướng Chính phủ với DN năm 2014”. Tại đây,  các vấn đề chính sách nổi cộm được tập trung thảo luận nhằm tìm ra phương thức, giải pháp tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho DN và hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  phát biểu tại Hội nghị

Những điểm khác biệt

Tham dự Hội nghị, có các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh; chín bộ trưởng cùng nhiều lãnh đạo ban, ngành Trung ương. Đây là hoạt động được diễn ra thường niên, nhưng trong năm nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới hội nghị lần này.

Lần đầu tiên, tại Hội nghị có mặt đông đủ lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Bên cạnh đó có 4 điểm mới khác so với những hội nghị lần trước đó là: Mở rộng số lượng DN có vốn  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tham dự (chiếm 50% số đại biểu); 300 kiến nghị đại diện cho hơn 500.000 DN trên cả nước, được gửi đến Thủ tướng; trong đó 40% DN tham dự Hội nghị được trực tiếp kiến nghị Thủ tướng. Nội dung kiến nghị tập trung vào  việc tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt, Chính phủ rất quan tâm đến khối DN dân doanh, coi đây là động lực và xương sống của nền kinh tế.

Từ những khó khăn…

Thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời các ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay. Lãi suất đã xuống tương đối thấp trong tương quan với mức lạm phát kỳ vọng (đặc biệt là các chương trình cho vay ưu đãi). Tuy nhiên, do chưa xử lý được vấn đề nợ xấu và điều kiện cho vay còn ngặt nghèo nên nhiều DN vẫn không thể tiếp cận được vốn ngân hàng và nhất là không thể tiếp cận được với mức lãi suất quy định, vì phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.

Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới,  như: Cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng; phát triển hình thức bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và mạng lưới quỹ bảo lãnh tín dụng cần được tổ chức ở tất cả các cấp; mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp; khẩn trương đưa Quỹ phát triển DNNVV vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tiên phong…

Với chính sách tài khóa, cộng đồng DN đề nghị thực hiện phương châm khoán sức cho DN, tạo điều kiện cho DN có thể trụ vững và phục hồi trong thời gian 2 - 3 năm trước mắt. Theo phương châm này, DN đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội rút ngắn lộ trình giảm thuế thu nhập DN xuống 20% với DN lớn và 18% với DNNVV;  xem xét giảm thuế giá trị gia tăng cho một số ngành hàng.

Các DN phản ánh: Mặc dù nghĩa vụ nộp thuế của DN có giảm bớt nhưng các loại phí, lệ phí và các khoản đóng góp lại tăng cộng thêm tình trạng tận thu của cơ quan thuế đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của DN. Đề nghị Chính phủ rà soát, bãi bỏ các loại phí không còn phù hợp, chuyển một số loại phí thực hiện theo chế độ giá dịch vụ, chấn chỉnh hoạt động thu phí và lệ phí trái quy định, giảm gánh nặng cho người dân và DN. Tiến tới xây dựng Luật Phí và lệ phí thống nhất.

Kiến nghị giải pháp

Sau một thời gian phát triển chủ yếu theo chiều rộng, khi môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, những yếu kém nội tại của cộng đồng DN đang bộc lộ ngày càng rõ. Nhiều DN buộc phải rời khỏi thị trường, số lượng DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động trong mấy năm gần đây tăng cao.

Tại Hội nghị, có 300 kiến nghị cụ thể của cộng đồng DN gửi lên Thủ tướng Chính phủ được tóm lược thành 8 nhóm vấn đề liên quan đến những giải pháp về thuế, phí, tín dụng. Về chính sách tín dụng, các DN đề nghị cần được tiếp tục tháo gỡ theo hướng cải thiện điều kiện tiếp cận tín dụng cho DN. Đồng thời, các đại biểu kiến nghị: Cần sửa đổi Luật DN, Luật Đầu tư theo hướng thông thoáng hơn nữa, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của DN trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; đề nghị bỏ yêu cầu ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh đăng ký kinh doanh; bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư. Cần tiếp tục đổi mới để bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của DN; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN trong việc thành lập, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh và rút khỏi thị trường.

Được biết, sau kết luận của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp cụ thể, thiết thực từ các kiến nghị của DN, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của các DN ngoài nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Chỉ thị sẽ đươc gửi tới tất cả các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Với những nỗ lực của Chính phủ, thông qua những động thái tích cực được đưa ra tại hội nghị lần này, hy vọng các khối DN sẽ có những khởi sắc và bứt phá mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hội nghị nhằm đánh giá tình hình phát triển, cũng như chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc của DN… Trên cơ sở đó, Chính phủ cùng với cộng đồng DN bàn thảo và đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực với mục tiêu phát huy tối đa - tạo mọi thuận lợi cho cộng đồng DN phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả... nhằm đóng góp vào phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Thái Bình – Huyền Trang

Tin mới

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều

Khảo sát mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay 5/5/2024 trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

TP. Hồ Chí Minh: Doanh thu kinh doanh bất động sản đạt hơn 80.800 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm
TP. Hồ Chí Minh: Doanh thu kinh doanh bất động sản đạt hơn 80.800 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu lĩnh vực kinh doanh bất động sản của TP. Hồ Chí Minh ước đạt 80.845 tỷ đồng, đóng góp khoảng 22% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ của thành phố.

Giá tiêu hôm nay 5/5: Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/5: Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu cuối tuần tại các khu vực vùng trồng trọng điểm tiếp tăng cao, ghi nhận đây là ngày tăng thứ 3 liên tiếp của thị trường ngay sau kỳ nghỉ lễ, đưa giá tiêu nội địa đồng loạt vượt 100.000 đồng/kg.