Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư”

Ngày 2/8, tại TP Đà Nẵng, Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác lao động 5 nước Tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 2 gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam đã chính thức khai mạc. Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Với chủ đề "Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư", hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; đoàn đại biểu cấp Bộ trưởng các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan; đại diện các tổ chức quốc tế; đại diện một số trường dạy nghề, doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận...

Hội nghị “Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư” - Hình 1

Tại Hội nghị, đại diện trưởng đoàn 5 nước bày tỏ quyết tâm tăng cường hợp tác tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam nêu rõ, việc giao thương kinh tế và hòa nhập xã hội giữa 5 quốc gia: Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam ngày càng được mở rộng, lao động di cư giữa các nước đang trở nên là một hiện tượng kinh tế - xã hội tự nhiên. Vấn đề di cư lao động nói chung và di cư lao động qua biên giới nói riêng là một xu hướng tất yếu.

Lao động di cư là động lực quan trọng cho phát triển của cả nước phái cử và tiếp nhận. Tuy vậy, vấn đề cần quan tâm đó chính là tác động kinh tế - xã hội của di cư không chính thức. Đây chính là lý do chúng ta cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ người lao động di cư, đảm bảo di cư lao động an toàn và phát triển việc làm bền vững cho tất cả người lao động di cư.

Thay mặt Chính phủ nước chủ nhà đăng cai hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển (1967-2017), ASEAN đã trở thành tổ chức năng động, phát triển toàn diện. Trong ASEAN, hợp tác 5 nước không ngừng mở rộng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường tình hữu nghị giữa các nước.

Với quy mô dân số khoảng 230 triệu người, 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam không chỉ là thành viên của Cộng đồng ASEAN mà còn được kết nối bởi dòng sông Mê Kông nên có sự gần gũi về địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trên toàn thế giới di cư đang là một xu hướng tất yếu. Di cư lao động là động lực quan trọng giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, góp phần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế toàn diện. Bên cạnh đó, nếu không giải quyết tốt thì tình trạng di cư sẽ là một trong những nguyên nhân để những lao động di cư bất hợp pháp, đối tượng dễ bị lợi dụng của tội phạm bóc lột và buôn bán người...

Để kiểm soát và bảo vệ lao động di cư, đồng thời hạn chế được những tiêu cực, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Các nước cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế, giao lưu thương mại, đầu tư khoa học công nghệ. Tăng cường chia sẻ thông tin về lao động, tình hình lao động, thay đổi về chính sách lao động; tăng cường hơn các kênh thường xuyên giải quyết ngay và kịp thời những vướng mắc về tình hình lao động; chú trọng đảm bảo ngày càng tốt hơn tình hình an sinh xã hội cho những lao động di cư, tiến tới từng bước lao động di cư được đảm bảo như những lao động khác. Cùng với đó, vấn đề di cư lao động đã và đang là vấn đề nóng, do đó 5 nước cần trao đổi để có tiếng nói chung trong các diễn đàn của khu vực.

Tại Hội nghị các đại biểu cũng đã trao đổi về vấn đề việc làm bền vững và an sinh xã hội đối với người lao động di cư; đánh giá các kết quả đạt được trong việc triển khai các hoạt động hợp tác lao động giữa 5 nước, đặc biệt trong lĩnh vực lao động di cư qua biên giới và các dự án về dạy nghề, phòng chống mua bán người; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn người lao động di cư qua biên giới.

Bằng những sáng kiến, kinh nghiệm và những bài học được các nước chia sẻ tại Hội nghị về chính sách và thực tiễn giữa 5 nước nhằm hướng tới việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường kỹ năng cho người lao động, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội cũng như việc thông qua Tuyên bố trên sẽ góp phần quan trọng vào việc tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa những cam kết về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và việc làm bền vững cho người lao động di cư trong khu vực.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung về Di cư lao động an toàn do Hội nghị Quan chức Cấp cao CLMVT về Hợp tác lao động ngày 1/8/2017 đệ trình. Tuyên bố chung khẳng định rằng, hợp tác giữa các nước CLMVT để thúc đẩy di cư an toàn được thực hiện tương thích với tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật pháp quốc gia của mỗi nước thông qua những hoạt động cụ thể về di cư an toàn, bảo vệ quyền của lao động di cư, quy định rõ trách nhiệm của nước phái cử và nước tiếp nhận.

Với tuyên bố này, các Bộ trưởng cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm quản lý di cư lao động tốt hơn thông qua một số các lĩnh vực ưu tiên cho giai đoạn 2018 - 2020 gồm: Khả năng dịch chuyển của an sinh xã hội; đào tạo trước khi đi và khả năng dịch chuyển của công nhận kỹ năng; tuyển dụng công bằng và hướng dẫn của ILO; hợp đồng lao động chuẩn và Quỹ phúc lợi.

Nguyễn Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 8: Tập đoàn Hòa Phát – vươn lên tầm cao mới

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế

Tại “Diễn đàn doanh nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia đồng hành và chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp.

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng” vào tối 18/4.

Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam
Hiệp hội VATAP tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị số 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4); trao Bằng khen, chứng nhận và biểu trưng cho các doanh nghiệp tiêu biểu.

Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Việt Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc, đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...

Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ
Long An tạm giữ nhiều xe đạp và xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An đã phối hợp với Công an xã Tân Long kiểm tra, tạm giữ 16 xe đạp và 05 xe đạp điện hiệu GIELANG, SUMMA không rõ nguồn gốc xuất xứ.