Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội OCOP huyện Tiền Hải: Thúc đẩy phát triển bền vững chương trình Mỗi xã một sản phẩm

Huyện Tiền Hải là huyện tiên phong của tỉnh Thái Bình trong việc thành lập Hội OCOP. Hội OCOP huyện Tiền Hải là ngôi nhà chung tập hợp, đoàn kết các hội viên là chủ thể sản phẩm OCOP trong huyện để giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hội là tiền đề quan trọng để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của huyện ngày càng được phát triển và mang lại hiệu quả khả quan hơn nữa cho mỗi chủ thể.

Hội OCOP huyện Tiền Hải có 21 hội viên chủ thể OCOP trong huyện, là tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện. Với mục tiêu tập hợp đoàn kết hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả, xây dựng quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP cho hội viên với thương hiệu chung “nông sản 14/10”.

Lãnh đạo Sở NN& PTNT, Hội nông dân tỉnh và 1 số Hội đoàn thể huyện Tiền Hải cùng các thành viên Hội OCOP Tiền Hải.
Lãnh đạo Sở NN& PTNT, Hội nông dân tỉnh và 1 số Hội đoàn thể huyện Tiền Hải cùng các thành viên Hội OCOP Tiền Hải.

Hội còn đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên theo quy định Điều lệ hội; là cầu nối giữa các hội viên và các cơ quan chức năng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định; hỗ trợ, cung cấp các hoạt động về tập huấn khoa học, công nghệ, đầu tư, hợp tác, trợ giúp chủ thể phát triển sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Văn Trịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải nhấn mạnh: “Xuất phát từ thực tế các chủ thể OCOP chủ yếu là hộ gia đình, cơ sở sản xuất và 1 ít là hợp tác xã, nên quy trình sản phẩm trước đây có thể chưa đảm bảo an toàn và chất lượng. Thế nhưng, từ khi được xây dựng sản phẩm OCOP thì các chủ thể đều tuân thủ đầy đủ các quy trình đảm bảo chất lượng từ chế biến, sản xuất đề đóng gói. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất và đảm bảo sản phẩm cho người tiêu dùng.

Huyện Tiền Hải cũng đã rất quan tâm và trực tiếp từ chỉ đạo của TƯ, của tỉnh, huyện có cơ chế hỗ trợ 80 triệu đồng/chủ thể/ 1 sản phẩm OCOP. Sau khi triển khai cơ chế hỗ trợ trên toàn huyện, thì số sản phẩm OCOP được đăng ký và thẩm định ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2022 toàn huyện có 8 sản phẩm, riêng năm 2023 đã thêm 24 sản phẩm và 6 tháng đầu năm nay đã thêm 9 sản phẩm. Tính đến nay, toàn huyện có tổng  44 sản phẩm OCOP.

Sau khi làm ra sản phẩm thì vấn đề quảng bá thương hiệu để bán hàng đối với từng hộ nhỏ lẻ còn nhiều hạn chế. Để tự họ có thể tham gia hội chợ cấp quốc gia, tỉnh là rất khó. Bởi đơn thuần họ chỉ biết sản xuất chứ chưa biết bán hàng. Kết hợp 1 số chủ thể đã có nguyện vọng thành lập Hội OCOP.

Mục tiêu là hỗ trợ, kết hợp cùng nhau phát triển sản phẩm ra thị trường. Và cũng là điều kiện để liên kết cùng nhau đi tham gia Hội chợ, xúc tiến thương mại, thì chi phí sản xuất sẽ tiết giảm đi. Trên cơ sở đó Huyện đã giao phòng Nội vụ hỗ trợ thành lập Hội, quy trình hoạt động Hội và tổ chức Đại hội thành công.”

Ông Ngô Văn Duẩn, Chủ tịch Hội OCOP huyện Tiền Hải, giới thiệu với các đại biểu về sản phẩm OCOP của huyện Tiền Hải trong buổi thăm quan.
Ông Ngô Văn Duẩn, Chủ tịch Hội OCOP huyện Tiền Hải, giới thiệu với các đại biểu về sản phẩm OCOP của huyện Tiền Hải trong buổi thăm quan.

Anh Ngô Văn Duẩn, Giám đốc HTX Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên, Chủ tịch Hội OCOP huyện Tiền Hải cho biết: “Hội OCOP huyện Tiền Hải được thành lập ngày 19/01/2024, ban đầu là 21 thành viên có 26 sản phẩm nay hội đã có 27 thành viên. 36/42 sản phẩm tham gia vào hội tại đại hội đã bầu ra 7 đồng chí tham gia Ban chấp hành.

Tại phiên họp thứ nhất BCH bầu ra 3 đồng chí Ban thường vụ trong đó có 1 Chủ tịch Hội, 1 Phó chủ tịch Hội và 1 uỷ viên. Tại đây BTV hội cũng phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí đó là 2 đồng chí phụ trách hội chợ xúc tiến thương mại, 3 đồng chí phụ trách khu vực, 1 đồng chí phụ trách truyền thông và đồng chí Chủ tịch Hội quản lý hoạt động trung về hoạt động.

Kể từ khi thành lập tới nay hội đã tham gia 8 hội chợ thành lập mở một sàn TMĐT mang tên Hội OCOP Tiền Hải (ocoptienhai.com) có một cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại trụ sở Hội giúp các hội viên đưa sản phẩm ra các tỉnh ngoài liên kết mở cửa hàng ở các tỉnh thành như Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La và Thái Bình ngày.

Gần đây nhất, ngày 2/8, Hội đã tổ chức cho các thành viên đi buổi thăm quan học tập mô hình sản xuất sản phẩm OCOP trong huyện thành phần mời gồm một số Sở, ngành của tỉnh của huyện và các đoàn thể huyện tiền Hải. Ngoài ra, Hội còn mời một số Hợp tác xã, hội nông dân ở ngoài huyện có cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP về thăm quan để kết nối với các thành viên. Mặc dù mới được thành lập nhưng Hội OCOP huyện Tiền Hải đã thể hiện rõ vai trò trong việc kết nối, hỗ trợ các hội viên tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.”

Đại biểu thăm quan tại Trang trại gà sinh sản - sản phẩm OCOP 3 sao của Hội OCOP huyện Tiền Hải
Đại biểu thăm quan tại Trang trại gà sinh sản - sản phẩm OCOP 3 sao của Hội OCOP huyện Tiền Hải

Anh Hoàng Văn Lương, chủ thể OCOP trà linh chi Hoàng Lương, xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải chia sẻ: “Trước kia sản phẩm của tôi chỉ bán quanh huyện hoặc cho người quen nên doanh thu không cao, sau khi được công nhận sản phẩm Ocop chỉ sau 1 tháng đơn vị tôi đã tiếp cận được rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, việc gắn logo OCOP giúp sản phẩm có sự tin tưởng và bán tốt hơn. Đặc biệt, đối với Hội OCOP khi thành lập chủ yếu là anh em hỗ trợ phát triển sản phẩm. Chủ thể này khó thì có anh em mạnh hơn giúp đỡ: từ quảng cáo đến bán hàng hộ sản phẩm. Hoạt động của Hội OCOP qua tính chất bắc cầu đã dễ tiếp cận khách hàng hơn và đi xa hơn.”

Đến nay, huyện Tiền Hải có 36 sản phẩm OCOP của 26 chủ thể, ở 18 xã được nhận diện thương hiệu “nông sản 14/10”, trong đó có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, còn lại là các sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm OCOP thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, từ nông sản như gạo, trứng, thịt, rau, tỏi, lạc, nấm đến thủy hải sản như cá, tôm, tép, mực, ốc, ếch, rồi các sản phẩm chế biến như giò, chả, bún, rượu, cá kho hay các sản phẩm dược liệu như trà, tinh dầu, các sản phẩm thủ công mây tre đan, chiếu trúc... 

Ông Đỗ Văn Trịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải thông tin: “Huyện cũng đang tiếp tục tìm kiếm sản phẩm đặc thù của địa phương, huyện tiền hải là huyện ven biển của tỉnh thì sản phẩm thuỷ hải sản, khai thác chế biến cũng là lợi thế, ví dụ như: chả cá song, nước mắm Tiền Châu, nước mắm Đoán Tuyết… Cũng là vùng ven biển có những vùng sản xuất lúa gạo có thương hiệu tương đối tốt như: gạo tám, gạo nếp, tám cô tiên, gạo ST24,25… hay là những vùng trồng hoa hoè,…

Để xây dựng làm ra các sản phẩm, chế biến, khuyến khích chế biến sâu thì từ đó giá trị gia tăng cao hơn. Hội cũng có lợi thế là có 1 số thành viên có thể nghiên cứu chế biến sâu, nên sẽ dễ dàng triển khai để nâng tầm giá trị sản phẩm đặc trưng của huyện. Từ đó, huyện Tiền Hải cũng giao các xã, thị trấn chú trọng, tập trung phát triển và hỗ trợ xây dựng sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương. Bởi Sản phẩm OCOP là 1 tiêu chí bắt buộc trong bộ tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu.”

Phương Thuý

Bài liên quan

Tin mới

193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?
193 quốc gia thành viên không thỏa hiệp, không đạt được đồng thuận thì thế giới sẽ có những bi kịch gì?

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Guterres nhấn mạnh, các cuộc thảo luận về Hiệp ước Tương lai đã đến giai đoạn quyết định và việc không đạt được đồng thuận giữa 193 quốc gia thành viên "sẽ là một bi kịch".

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai
Triệt phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán người xuyên quốc gia tại Lào Cai

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh
Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh

Theo đó, công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự tại 3 tỉnh Hưng Yên, An Giang, Nghệ An...

Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT
Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT

Bà Trần Thị Khuyến có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận, tạm trú tại tỉnh Khánh Hòa. Bà Khuyến đang trị liệu cấy chỉ tại Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa (có giấy chuyển viện ngoại trú). Vậy, bà Khuyến có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì kèm theo điều kiện nội trú hay ngoại trú?