Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động”

Ngày 7/06/2019, tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Khoa Kinh tế tổ chức Chương trình Hội thảo Khoa học tổ chức đào tạo theo tín chỉ – Nhận thức và hành động.

Tham dự Hội thảo về phía nhà trường gồm có: GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS. Phạm Dương Châu – Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam kiêm Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm Khoa Răng Hàm Mặt . Về phía khách mời có: Th.S Nguyễn Thị Lệ Thúy – Khoa Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc Dân; TS Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên chuyên viên cao cấp – Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Lê Tuấn Hiệp – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Tài chính và Quản trị Kinh doanh – Bộ Tài Chính; về phía Khoa Kinh tế có: TS Bùi Văn Can – Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế; GS.TS Tô Xuân Dân – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế; ThS Nguyễn Thị Kim Chi – Phó bộ môn kinh tế học quản lí và đại diện lãnh đạo các phòng ban: Công tác sinh viên, Trung tâm Truyền thông, Tạp chí Kinh doanh Công nghệ, Khoa Ngân hàng, Khoa Triết, Khoa Du lịch, Khoa Luật, Khoa Công nghệ thông tin,...cùng các giảng viên cơ hữu trong trường.

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 1

Chương trình Hội thảo Khoa học tổ chức đào tạo theo tín chỉ – Nhận thức và hành động

Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay gọi tắt là Hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó còn được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo ra đời trước nó như học chế niên chế, học chế học phần. Trên thế giới phương pháp này được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của chương trình. Phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học, thời gian học, sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của mình.

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 2

                                 GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra đánh giá tổng quát về phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ: “Theo tôi được biết tín chỉ là 1 phương thức quản lý người học bằng công nghệ từ các nước Âu Mỹ cách đây 40 năm và du nhập vào Việt Nam được 20 năm trở lại đây tuy nhiên chưa được quan tâm lắm. Có thể nói đây là một hình thức học tập đạt hiệu quả cao và theo kịp các đất nước trên thế giới. Tôi rất hoan nghênh Khoa Kinh tế đã có một sáng kiến vô cùng thuyết phục này. Chúng tôi đã chuẩn bị tất cả mọi mặt để chào đón hệ thống tín chỉ đến với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội...”

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 3

              TS Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên chuyên viên cao cấp – Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo

TS Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên chuyên viên cao cấp – Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra tổng quan về đào tạo theo hệ thống tín chỉ: “...Ở Việt Nam nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ: “ Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài”. Theo chủ trương của Bộ GDĐT, năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện thí điểm ở một số trường đại học trên cả nước, có không ít những vấn đề đặt ra. Vì vậy, sau khi tổng kết rút kinh nghiệm khi thực hiện Quy chế 43 thì Bộ GDĐT ban hành Quy chế số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế số 43 và có văn bản Hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/4/2014 hợp nhất 2 Quy chế 43 và 57...”

 Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 4

TS Lê Tuấn Hiệp – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Tài chính và Quản trị Kinh doanh – Bộ Tài Chính phát biểu tại hội thảo.

TS Lê Tuấn Hiệp – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Tài chính và Quản trị Kinh doanh – Bộ Tài Chính nói về kinh nghiệm đào tạo theo tín chỉ của Trường Đại học Tài chính và Quản trị Kinh doanh: “... Đào tạo theo học chế tín chỉ không phải là vấn dề mới trong giáo dục của nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Cùng với nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ bắt đầu từ năm 2010 áp dụng cho khóa cao đẳng chính quy K43. Tính đến nay, nhà trường đã và đang đào tạo theo học chế tín chỉ cho 5 khóa cao đẳng và 6 khóa đại học...”

GS.TS Tô Xuân Dân – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế đã nêu ra vai trò của giảng viên trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ: “...Trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nếu như sinh viên được lấy là trung tâm của quá trình đào tạo thì giảng viên lại là lực lượng quyết định toàn bộ quá trình tổ chức và triển khai thành công phương pháp đào tạo này. Giảng viên cần thay đổi quan niệm về đào tạo, dẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Ngoài ra giảng viên cần phải được chuẩn bi đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm phù hợp với tinh thần của nền sư phạm tích cực, phải thay đổi định kỳ giáo trình và đầu tư nhiều thời gian để việc tự nghiên cứu sinh viên...”

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 5

Th.s Nguyễn Thị Kim Chi – Phó bộ môn kinh tế học quản lí phát biểu tại hội thảo.

ThS Nguyễn Thị Kim Chi – Phó bộ môn kinh tế học quản lí là một người có rất nhiều kinh nghiệm về công tác cố vấn học tập ở các trường Đại học, ThS chia sẻ: “...Tiêu chuẩn cố vấn học tập là GVCH có ít nhất 2 đến 3 năm trực tiếp giảng dạy, am hiểu về chương trình đào tạo, có năng lực, thái độ tốt , nhiệt tình đối với công tác hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên. Cần được đào tạo các kiến thức chung về chương trình học, bổ sung kỹ năng, thông thạo hệ thống máy tính phục vụ đào tạo tín chỉ của nhà trường. Tùy theo từng trường mà đưa ra tiêu chí và thường là các giảng viên trẻ đảm nhận...”

 Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 6

TS Bùi Văn Can – Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế phát biểu tại hội thảo.

TS Bùi Văn Can – Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế phát hiểu tổng kết hội thảo: “ Trong khuôn khổ nội dung Hội thảo khoa học chúng ta đã nghe 4 báo cáo tham luận và nhiều ý kiến trao đổi thảo luận xung quanh vấn đề “Tổ chức – đào tạo theo tín chỉ”. Sau buổi hội thảo này Khoa Kinh tế xin phép BGH được xuất bản tập kỳ yếu với nội dung đào tạo theo tín chỉ. Rất mong các nhà khoa học, các thầy cô giáo tham gia viết bài để đăng tải trên kỳ yếu này...”

Hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo Tín chỉ - Nhận thức và Hành động” - Hình 7

Tập thể Khoa Kinh kế cùng các khách mời chụp ảnh lưu niệm.

Buổi hội thảo khoa học “Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ – nhận thức và hành động” kết thúc thành công tốt đẹp.

Tuấn Kiệt

 

Tin mới

Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).

Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024

Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Chiều 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (Ngọc Lặc).

Quảng Ninh: Miễn phí vé hành khách qua cảng cao cấp Ao Tiên
Quảng Ninh: Miễn phí vé hành khách qua cảng cao cấp Ao Tiên

Nhằm chung tay cùng người dân khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, bến cảng cao cấp Ao Tiên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh miễn phí vé hành khách qua cảng cho người dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo thuộc huyện Vân Đồn.

Thanh Hóa: Khai giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn
Thanh Hóa: Khai giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn

Ngày 14/9, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn K284.

Quảng Ninh: Thị xã Quảng Yên gấp rút chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả bão số 3
Quảng Ninh: Thị xã Quảng Yên gấp rút chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả bão số 3

Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại nặng nề bởi bão số 3. Ngay sau khi bão qua, chính quyền và nhân dân thị xã gấp rút chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.