TS Hồ Thắng- Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế
TS Hồ Thắng- Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát biểu khai mạc, TS Hồ Thắng Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Tăng năng suất được coi là giải pháp then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Trong giai đoạn 2021-2030, một trong các đột phá chiến lược được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là “Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học – công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có chỉ tiêu ”Trình độ, năng lực công nghệ trên mức trung bình chung của cả nước, nâng chỉ số đóng góp của chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 50% vào năm 2025 và trên 50% vào năm 2030”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 6000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, đa số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; quy mô, tiềm lực của phần lớn doanh nghiệp hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nên chỉ sản xuất cầm chừng, một số phải ngừng sản xuất, kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 150 doanh nghiệp (DN) đã và đang áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiên, trong đó: có 60 DN áp dụng Tiêu chuẩn ISO 9000 (thuộc các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặt), 30 DN áp dụng Tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP (thuộc các lĩnh vực sản xuất thực phẩm), 20 DN áp dụng Tiêu chuẩn VietGAP (cho lĩnh vực trồng trọt), 8 DN áp dụng ISO 14000, 7 DN áp dụng ISO 17025, 5 DN áp dụng công cụ 5S, còn lại 20 DN áp dụng các công cụ khác như ISO 13465 (hệ thống quản lý chất lượng trong y tế), GMP, SA8000,...

Quang cảnh hội thảo khoa học
Quang cảnh hội thảo khoa học.

Trong những năm qua, một số DN trên địa bàn tỉnh đã tích cực đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ còn ít, doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh gặp không ít khó khăn, hạn chế do phải vượt qua các rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa không ổn định, năng suất thấp, chưa tạo dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập. Để góp phần tăng năng suất gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng về nền kinh tế thế giới,

                                                                                                                                                   Minh Nghĩa