Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội thảo tìm giải pháp phát triển nghề nuôi biển

Ngày 14/02, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”. Mục đích của Hội thảo là nhằm tìm giải pháp để các địa phương, doanh nghiệp phát triển nghề nuôi biển bền vững.

Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp” do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Bình Định tổ chức. 

Quang cảnh Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”
Quang cảnh Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”. (Ảnh: Viết Hiền)

Tham dự Hội thảo có các ông: Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản – Bộ NN&PTNT; PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam; PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang; thành viên Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ Hiệp hội nuôi biển Việt Nam; Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định; Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên; Nhà báo Lê Xuân Trung và nhà báo Trần Xuân Toàn (hai Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ; Phạm Trung Kiên, Phó trưởng văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Nam; Nguyễn Công Cẩn, Phó tổng giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt - Úc; Phạm Quốc Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nhựa super Trường Phát; cùng trên 200 đại biểu là lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản, người nuôi biển các tỉnh thành vùng Duyên hải Nam Trung Bộ…

Các thành viên Ban tổ chức (bàn giữa, trong cùng) điều hành Hội thảo.
Các thành viên Ban tổ chức (bàn giữa, trong cùng) điều hành Hội thảo.. (Ảnh: V.H)

Theo Ban tổ chức, Hội thảo này là một sự kiện trong khuôn khổ Diễn đàn "Phát triển ngành công nghiệp thủy sản: Khai thác bền vững - Đẩy mạnh nuôi trồng" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ tháng 10/2022, với sự đồng hành của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank). Qua Hội thảo này, Ban tổ chức kỳ vọng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, ban ngành cùng ngồi lại, lắng nghe những khó khăn và yêu cầu gỡ khó từ người dân, doanh nghiệp, góp ý của các chuyên gia về chủ trương khai thác thủy hải sản bền vững, đúng quy định; Lợi ích của việc chuyển dịch từ khai thác đánh bắt triệt để sang nuôi trồng, chế biến xuất khẩu; Tìm kiếm chính sách hỗ trợ nuôi trồng… tạo động lực cho ngành nuôi trồng Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới…

Phát biểu khai mạc Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”, nhà báo Lê Xuân Trung kể một mẩu chuyện có tính gợi mở: “Trong dịp Tết Qúy Mão vừa qua, tình cờ tôi gặp một nhóm du khách Hàn Quốc ở Phú Quốc và biết được 2 lý do khiến họ quay trở lại Việt Nam là vì “biển đẹp, hải sản ngon. Điều đó có thể khẳng định, ngành thủy sản đã góp phần tạo thêm thương hiệu quốc gia cho Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt con số kỷ lục 11 tỉ USD, nằm trong nhóm 03 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Có thể nói Việt Nam đã trở thành một trong những “vựa thủy sản” lớn của thị trường toàn cầu”…

Nhà báo Lê Xuân Trung phân tích: Thật khó hình dung con tôm có thể mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD, cá tra gần 2,5 tỷ USD! Hai mặt hàng chủ lực này đạt được trong năm 2022 chủ yếu từ nguồn nuôi trồng, chứ không phải từ khai thác cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Đó là hướng phát triển căn cơ, lâu dài đã được xác định thành slogan “Khai thác bền vững - đẩy mạnh nuôi trồng”! 

Ông Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: CH)

Thay mặt UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tuấn Thanh ghi nhận và đánh giá cao mục đích, y nghĩa của Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”,đồng thời giới thiệu một số nét chính về tiềm năng,lợi thế của Bình Định đối với việc phát triển nghề nuôi biển. 

Ông Nguyễn Tuấn Thanh cho biết: Bình Định có chiều dài bờ biển trên 134km và có nhiều đầm phá, hệ thống vịnh, cảng, vùng biển với hơn 1.440km2 diện tích vùng nội thủy, 40.000km2 diện tích lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Bên cạnh đó, Bình Định có hơn 6.000 tàu đánh bắt và là tỉnh có đội tàu lớn thứ 5 cả nước, mỗi năm thu về hơn 2 triệu tấn hải sản các loại, là một ngành chủ lực của tỉnh. Đối với nghề nuôi biển, Bình Định có 3.500ha, sản lượng 130.000 tấn/năm. Với khá nhiều tiềm năng như vậy, Bình Định đã và đang tập trung quy hoạch nghề biển, tăng nuôi trồng để phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, tỉnh Bình Định là địa phương có vùng biển hở, nuôi trồng khó, năng suất chưa cao. 

Đồng thời, ông Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định đề nghị: “Qua Hội thảo rất ý nghĩa do báo Tuổi Trẻ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, tôi mong các chuyên gia, nhà quản lý có thêm những giải pháp cho những tỉnh ven biển nói chung và Bình Định nói riêng tháo gỡ những khó khăn để nuôi trồng hiệu quả hơn. Nhất là các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản xuất bền vững”. 

PGS-TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày tham luận tại Hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày tham luận tại Hội thảo.

Tiếp đó, Hội thảo đã nghe một số tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Tiêu biểu trong số này là các tham luận: “Tháo gỡ một số điểm nghẽn để phát triển bền vững nuôi biển công nghiệp Việt Nam” (của PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam); “Ứng dụng khoa học và phát triển, chuyển giao công nghệ, hướng tới nuôi biển bền vững” (của PGS.TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang; thành viên Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ Hiệp hội nuôi biển Việt Nam); “Chuyển đổi nghề nuôi biển từ truyền thống sang công nghiệp – Hiện trạng và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023” (của ông Trần Công Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản – Tổng cục Thuỷ sản); “Hiện trạng, định hướng, quy hoạch và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển tỉnh Bình Định” (của ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định); “Tiềm năng nghề nuôi biển ở Phú Yên” (của ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên); “Công nghệ, giải pháp để phát triển nghề nuôi biển công nghiệp” (của ông Nguyễn Công Cẩn, Phó tổng giám đốc công nghệ - Tập đoàn Việt – Úc)…

PGS-TS Võ Sĩ Tuấn trao đổi với phóng viên các cơ quan truyền thông, báo chí.
PGS-TS Võ Sĩ Tuấn trao đổi với phóng viên các cơ quan truyền thông, báo chí. (Ảnh: V.H)

Đồng thời, các đại biểu đã thảo luận về việc cần phải thay đổi chính sách nuôi trồng, thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là nghề nuôi biển, vì sao phải chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp? Tháo gỡ một số điểm nghẽn để phát triển bền vững nuôi biển công nghiệp Việt Nam; Ứng dụng khoa học và phát triển, chuyển giao công nghệ hướng tới nuôi biển bền vững… nhằm gia tăng sản lượng thủy sản, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến, đồng thời tránh được rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Đáng lưu y, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản ly cũng trao đổi về những bất cập trong quá trình nuôi trồng và xuất khẩu, từ quy hoạch của địa phương, đến các rào cản kiểm soát chất lượng bất hợp lý từ các cơ quan chức năng trong nước mà doanh nghiệp gặp phải, từ đó đề xuất, hiến kế các thay đổi để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu, xuất khẩu, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu…

Ban tổ chức Hội thảo trao tặng Kỷ niệm chương cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản ly và các nhà tài trợ.
Ban tổ chức Hội thảo trao tặng Kỷ niệm chương cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản ly và các nhà tài trợ. (Ảnh: Viết Hiền)

Kết thúc Hội thảo “Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp”, thay mặt Ban Tổ chức, ông Trần Đình Luân đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả của Hội thảo, nhất là những y kiến đóng góp, tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp… Đồng thời, ông Trần Đình Luân khẳng định: Tất cả những y kiến, tham luận của các đại biểu sẽ được Ban tổ chức ghi nhận, tiếp thu để phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp nghiên cứu tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc… Những vấn đề nào vượt thẩm quyền thì Ban tổ chức sẽ kiến nghị lên Trung ương, Chính phủ…

Đặc biệt, kết thúc Hội thảo, Ban Tổ chức đã trao tặng Kỷ niệm chương cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản ly và các nhà tài trợ…

Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HERMÈS
Xử phạt hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HERMÈS

Thực hiện Đơn yêu cầu xử lý vi phạm sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH Thắng Phạm và cộng sự về việc đề nghị xử lý hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu HERMES, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Bùi Đình Trung, phát hiện cơ sở đang trưng bày để bán 110 đôi dép nam giả mạo nhãn hiệu “HERMÈS”.

400 VĐV tranh tài tại giải chạy Half Marathon Thành cổ lần thứ II năm 2024
400 VĐV tranh tài tại giải chạy Half Marathon Thành cổ lần thứ II năm 2024

Giải chạy Half Marathon Thành cổ là giải chạy thường niên được tổ chức tại cung đường độc đáo nhất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với đường chạy hình lục giác bông hoa 6 cánh tuyệt đẹp.

Phát triển đường sắt đô thị đồng bộ, thống nhất về công nghệ, mô hình quản lý, vận hành
Phát triển đường sắt đô thị đồng bộ, thống nhất về công nghệ, mô hình quản lý, vận hành

Sáng 15/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ nhất của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. HCM.

Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo
Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo

Các giải pháp thực tế ảo, thực tế tăng cường và trí tuệ nhân tạo có tiềm năng ứng dụng lớn trong giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với khối giáo dục nghề nghiệp.

Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do và 21 chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Đề xuất thí điểm thành lập khu thương mại tự do và 21 chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Chính phủ đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do cùng 21 chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Bắc Giang: Cấp cứu thành công thai phụ mang song thai hiếm gặp
Bắc Giang: Cấp cứu thành công thai phụ mang song thai hiếm gặp

Ngày 15/5, tin từ Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang, đơn vị vừa cấp cứu thành công một thai phụ mang song thai hiếm gặp - một thai trong tử cung, một thai ngoài tử cung.