Xuất khẩu gạo ổn định
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 623 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động ổn định quanh mức 608 USD/tấn. Với mức giá này, hiện giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, sau khi giảm vào đầu tháng 10, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại do nhu cầu mua tại các thị trường châu Á, châu Phi tăng lên. Đặc biệt là tuyên bố mới đây của chính quyền Indonesia về việc cần mua thêm đến 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm. "Việc Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lúa gạo đã khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam. Nguồn cung gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của Chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực" , Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhận định.
Giá gạo trong nướctăng mạnh
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 504 dao động quanh mốc 7.900 - 8.100 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.900 - 8.100 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 8.200 - 8.300 đồng/kg; Đài thơm 8 tươi 7.800 - 8.100 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 15.000 đồng/kg; lúa Nhật ổn định 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Với mặt hàng nếp, nếp Long An (khô) ở mức 9.200 - 9.400 đồng/kg; nếp An Giang (khô) ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tại các kho xuất khẩu và thị trường nội địa tiếp tục điều chỉnh tăng. Theo đó, tại kho xuất khẩu giá gạo nguyên liệu IR 504 ở An Giang dao động quanh mốc 12.650 – 12.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên mức 12.950 – 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 13.200 – 13.250 đồng/kg.
Tại Sa Đéc, Đồng Tháp, giá các loại gạo đang được doanh nghiệp mua ở mức cao hơn khoảng 50 đồng/kg. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 12.700 -12.750 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 12.950 - 13.050 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 cũng tăng 100 đồng/kg lên mức 13.200 - 13.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Tại kênh gạo chợ, giá gạo tại Tiền Giang, Đồng Tháp đồng loạt tăng từ 100 - 400 đồng/kg và dao động quanh mốc 12.700 - 13.800 đồng/kg. Riêng gạo nguyên liệu ST dao động quanh mức 14.200 – 14.800 đồng/kg.
Cụ thể, tại Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 dao động quanh mốc 13.600 - 13.800 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 ở mức 13.300 – 13.500 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 tăng 100 đồng/kg lên mức 12.750 – 13.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 tăng 150 đồng/kg lên mức 12.850 đồng/kg. Riêng gạo nguyên liệu ST 21 tăng 400 đồng/kg lên mức 14.400 – 14.500 đồng/kg.
Với gạo thành phẩm, hiện giá gạo thành phẩm IR 504 ở mức 14.650 – 14.750 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm hôm nay đồng loạt tăng với cả tấm và cám khô. Hiện giá tấm IR 504 duy trì ở mức 12.500 - 12.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; giá cám khô duy trì ổn định ở mức 7.100 - 7.250 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo nàng Nhen đi ngang và dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo nàng hoa 19.000 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Minh An(T/h)