Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, phát luật về phát triển năng lượng

Ngày thứ hai, ngày 12/10, tại Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm nền tảng hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định được vai trò, vị trí quan trọng của ngành năng lượng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.
Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn.

Trong giai đoạn 2016-2021, Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành 04 Nghị quyết, 02 Kết luận nhằm định hướng phát triển ngành năng lượng, đáp ứng đồng bộ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương đã ban hành 257 văn bản quy phạm pháp luật. 

Nhìn chung, công tác thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng được triển khai khá kịp thời. Pháp luật ngành năng lượng từng bước được hoàn thiện, tiến độ công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngành năng lượng được đẩy nhanh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Công tác quy hoạch đã được quan tâm, chú trọng, đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và các phân ngành năng lượng than, điện, khí đều đã có quy hoạch cụ thể. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển năng lượng về cơ bản tuân thủ đúng quy trình, thủ tục theo quy định.

Việc hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển năng lượng đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành, lĩnh vực khác; bảo tồn, phát triển, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn năng lượng; bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút nguồn lực đầu tư; chuyển đổi năng lượng công bằng; tích hợp, đồng bộ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cam kết giảm phát thải, thích ứng biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển năng lượng thành chính sách, pháp luật cụ thể nói chung và trong từng phân ngành nói riêng chưa thật toàn diện, đồng bộ; tính hệ thống, thống nhất đôi chỗ còn chưa cao. Đến nay, chưa có chương trình tổng thể xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng. Pháp luật riêng trong từng phân ngành (than, dầu khí, điện, năng lượng mới và năng lượng tái tạo) được xây dựng tương đối độc lập, quy định cụ thể rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, thiếu tính liên thông và kết nối; hình thức, giá trị pháp lý và chủ thể ban hành khác nhau.

Ảnh internet.
Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, phát luật về phát triển năng lượng. Ảnh internet.

Còn tình trạng quy định chung chung, thiếu cụ thể, chi tiết, mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả, thiếu thống nhất ngay trong văn bản quy phạm pháp luật cùng phân ngành, giữa các phân ngành năng lượng khác và với hệ thống pháp luật nói chung. Một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành thiếu kịp thời, bị “nợ đọng”. Một số quy định chưa bám sát thực tế, chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng, chưa lường hết những rủi ro, phát sinh, việc bố trí nguồn lực chưa tương xứng để thực hiện.

Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch năng lượng có nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ sở dữ liệu, thông tin; năng lực dự báo còn hạn chế; tiến độ chậm, thường xuyên phải điều chỉnh (như đánh giá sản lượng than khai thác vừa qua thấp hơn dự kiến; giai đoạn tới sẽ khó tăng sản lượng khai thác đạt yêu cầu); một số nhiệm vụ quy hoạch thiếu tính khả thi; yếu tố thị trường, khía cạnh kinh tế, tài chính năng lượng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các giải pháp huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch.

Việc chậm ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, các quy hoạch phân ngành than, điện, dầu khí, nhất là Quy hoạch điện VIII đã làm ảnh hưởng tới việc việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và tiến độ triển khai các dự án năng lượng.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính
Đau tai ù tai kéo dài - Hãy dùng ngay Kim Thính

Đau tai ù tai là dấu hiệu của các bệnh lý gây suy giảm sức khỏe thính giác. Để cải thiện triệu chứng đau tai, ù tai, các chuyên gia khuyên người bệnh hãy sử dụng sản phẩm Kim Thính mỗi ngày.

Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đồng chí Lưu Văn Thụy giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 17/5, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ Huyện ủy Kiến Thụy.

Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính
Lạng Sơn: Khẩn trương, kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong cải cách hành chính

Chiều 17/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị trực tuyến 2 cấp (tỉnh, huyện) phân tích chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Lạng Sơn năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Lạng Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD

Chiều 17/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Marie-Hélène Loison, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD).

Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh
Bí quyết khắc phục viêm thanh quản từ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Viêm thanh quản gây khàn tiếng, mất giọng, họng sưng đau, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này hiệu quả, không lo tái phát, sử dụng viên uống thảo dược Tiêu Khiết Thanh là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm
Khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng sản lượng 43,99 triệu kWh mỗi năm

Ngày 17/5, Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn xây dựng Hải Lý, Tập đoàn Hải Lý tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Bản Nhùng (Kỳ Cùng 6) đi vào hoạt động, phát điện hoà lưới điện quốc gia.