Cụ thể, có 2.064 dự án đăng ký mới với tổng vốn gần 8,3 tỷ USD và 791 lượt dự án đăng ký tăng thêm vốn với 3,42 tỷ USD. Còn lại lượng góp vốn, mua cổ phần tại 4.387 dự án đạt trị giá hơn 8,52 tỷ USD. Bên cạnh đó, số vốn FDI thực hiện từ đầu năm đến nay đạt 10,55 tỷ USD.

Hơn 20 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 7 tháng - Hình 1

Nguồn vốn ngoại vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến (Ảnh minh họa)

Nếu so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI vào Việt Nam 7 tháng năm nay giảm 12%. Đáng chú ý, trong khi vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm sụt giảm thì vốn góp mua cổ phần năm nay tăng mạnh gần 78%.

Nguồn vốn ngoại vẫn đăng ký nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và thứ ba là bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy đạt.

Ngoài ra, thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy sau 7 tháng, các dự án có vốn FDI tại Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa với kim ngạch trị giá 82,5 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, các dự án FDI đã xuất khẩu (kể cả dầu thô) với kim ngạch hơn 101,13 tỷ USD.

Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). Điều này được các chuyên gia trong ngoài nước đánh giá là cơ hội lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ KH&ĐT nhận định, Hiệp định EVIPA thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, tài chính, viễn thông, vận tải, phân phối…

HV