Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hưng Yên: Hơn 157 doanh nghiệp tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu

Sáng ngày 8/8, tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối (Hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá tỉnh Hưng Yên năm 2017).

Hơn 157 doanh nghiệp, doanh nhân, các cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh tỉnh Hưng Yên và các tỉnh thành phố trong cả nước tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang cho rằng, Hội nghị lần này là một trong những hoạt động chính của đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 -2020.

Hưng Yên: Hơn 157 doanh nghiệp tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu - Hình 1

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sản phẩm công nghiệp như: Hàng dệt may, thức ăn gia súc, gia cầm, thép cán các loại, dây diện đơn dạng cuộn, sản phẩm linh kiện điện tử. Bên cạnh đó, Hưng Yên hiện có 59 làng nghề và làng có nghề, chủ yếu là nghề mây tre đan; chế biến nông lâm sản thực phẩm; nghề gốm sứ và nghề đúc đồng… Một số nhóm sản phẩm đã tham gia bình chọn và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2016 như: Sản phẩm đỉnh đồng Phúc Thọ Song Toàn và Bóng đồng Nam Quốc Sơn Hà của cơ sở đúc đồng Bảo Minh… Nhóm mặt hàng nông sản như: nhãn lồng, chuối tiêu hồng, nghệ, vải lai chín sớm… nhãn lồng Hưng Yên đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý.

Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công thương Hưng Yên Nguyễn Văn Thơ đã nêu nên tình hình liên kết, kết nối cung cầu sản phẩm hàng hoá giữa tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố trong vùng; tình hình sản xuất, cung ứng hàng hoá trên địa bàn tỉnh thời gian qua, đặc biệt là chú trọng xây dựng phát triển chuỗi thực phẩm an toàn. Đồng thời cũng nêu ra giải pháp tăng cường liên kết, kết nối cung cầu hàng hoá trong thời gian tới; đặc biệt chú trọng quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, uy tín của mỗi doanh nghiệp, nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thiết thực nhằm xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà, nhà sản xuất - nhà doanh nghiệp - Nhà nước - nhà khoa học; các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch xác định rõ sản phẩm cần kết nối để trao đổi với các địa phương đầu mối giúp hoạt động kết nối hiệu quả.

Hội nghị diễn ra nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa, nông sản thực phẩm và một số sản phẩm công nghiệp nông thôn của Hưng Yên và các tỉnh, thành phố. Đồng thời, kết nối hai chiều giữa các đơn vị sản xuất và phân phối giữa các tỉnh, thành phố góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phầm hàng tiêu dùng có chất lượng của tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, thành phố. Hội nghị cũng diễn ra đồng thời với việc trưng bày, quảng bá hơn 50 gian hàng giới thiệu sản phẩm ngay tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng yên và hơn 300 gian hàng trong Lễ hội tôn vinh nhãn lồng Hưng Yên và Hội chợ vùng miền.

Cũng tại Hội nghị, nhiều đại biểu đại diện của trung tâm xúc tiến thương mại, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hợp tác xã và các nhà phân phối sản phẩm đã tham gia phát biểu, mong muốn lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cùng các sở, ban, ngành có những chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp và có những giải pháp cụ thể thiết thực hơn nữa đối với các loại nông nghiệp đặc thù.

Hưng Yên: Hơn 157 doanh nghiệp tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu - Hình 2

Trong khuôn khổ Hội nghị, nhiều doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng nguyên tắc, hợp tác kinh doanh, hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ.

Hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá tỉnh Hưng Yên năm 2017 đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu sản phẩm, phương thức cung ứng hàng hóa của Hưng Yên, kết nối giao thương, từ đó hình thành mối liên kết, tạo kênh tiêu thụ sản phẩm vùng miền một cách ổn định, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế trong nước và khu vực.

Ngô Tỉnh

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.