Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nông sản Việt: Khốn đốn bởi thiếu "nhạc trưởng"

THCL Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội trăn trở: “Dù là đất nước nông nghiệp, song “nhạc

THCL Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội trăn trở: “Dù là đất nước nông nghiệp, song “nhạc trưởng” cho nông sản không có? Đúng ra, đối với sản xuất phải là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tiêu thụ, hệ thống phân phối là Bộ Công thương; nâng cao năng suất, chế biến là Bộ Khoa học và Công nghệ; vệ sinh an toàn thực phẩm là Bộ Y tế…”.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội

Ông nhìn nhận như thế nào về sự quan tâm đối với lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay?

Việt Nam vừa kỷ niệm 40 năm đất nước thống nhất. Nhớ thời kỳ khủng hoảng, nông nghiệp góp phần quan trọng giữ ổn định chính trị. Hòa bình, nông nghiệp đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của nông nghiệp, ai cũng nhận thức được, nhưng sự quan tâm dành cho lĩnh vực này tại Việt Nam đang rất hạn chế. Theo thống kê hàng năm, số đầu tư cho nông nghiệp ngày càng thấp, trước đạt khoảng 3,2% GDP thì nay con số này chỉ còn khoảng 2,1%.

Đơn cử như đất Ninh Thuận khô hạn là thế, lẽ ra phải đầu tư thủy lợi từ lâu. Bao năm trôi qua, đất thành cát, sa mạc hóa, nước ăn cho người còn hiếm, cho bò uống không có chứ đừng nói đến cấy trồng. Trong khi đó, đối với vùng bán sơn địa này, việc làm hồ nước tưới rất tiện nhưng lại… quên không làm! Rồi Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi phát biểu: Chúng tôi còn đang chờ báo cáo tổn thất, mà… “quên” việc phải tìm giải pháp giải cứu dưa hấu đang bị ngập trong lũ mới đây?

Sản xuất, chế biến nông sản gặp rủi ro rất lớn. Không tự nhiên mà GS. Võ Tòng Xuân nói người nông dân Việt Nam có 4 “cái nhất”: thiệt thòi nhất, bị ép giá nhất, khổ nhất và lợi nhuận thấp nhất.

Đặc biệt, “nhạc trưởng” cho nông sản không có? Thậm chí, các bộ, ngành đổ lỗi cho nông dân tại sao trồng nhiều?

Cũng bởi vậy, đối với nông sản Việt Nam, “được mùa, mất giá và được giá mất mùa” là điệp khúc chưa bao giờ có hồi kết?

Tại Việt Nam, sản xuất manh mún, quy mô nhỏ, giá cả cao, khó cạnh tranh với thị trường hàng hóa nước ngoài. Người ta từng tính, một nông dân Việt hiện sở hữu 7 mảnh ruộng con và không đầu tư khoa học - công nghệ, không theo tiêu chuẩn Vietgap nên hàng hóa dù ngon cũng không vào được siêu thị.

Thêm nữa, sản xuất không chứng nhận, không có thương hiệu, đặc biệt không có thông tin. Người nông dân bán khoai ở Hàn Quốc có máy tính đặt bên cạnh tra hôm nay bán khoai đỏ ở đâu giá tốt nhất. Nhiều nước trên thế giới có sàn giao dịch nông sản công khai, minh bạch như Trung Quốc, Nhật Bản… trong khi nông dân Việt Nam không biết bán sản phẩm ở đâu, bán giá nào tốt nhất và bán ở thời điểm nào, bán cho ai?

Điều đáng nói, sản xuất nông sản hiện không có chiến lược. Đầu ra không ổn định trong khi đầu vào từ giống, thức ăn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, người nông dân dễ mua phải hàng rởm hay giá đắt. Chưa kể, tới vụ thu hoạch, giá nhân công cao mà vẫn thiếu, ví dụ cà phê giá thuê hái 150.000 đồng/ngày, nhưng vẫn không có người hái nên để quá lứa, sản lượng thấp, thậm chí bỏ.

Đầu tư khoa học – công nghệ vào nông nghiệp tại Việt Nam còn hạn chế khiến thiệt thòi cho nông dân và cho nền kinh tế quá lớn?

Đúng vậy, hạn chế từ giống, đất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến... Đơn giản như máy sản xuất nước ép từ quả dưa hấu không phải cao xa như tên lửa vũ trụ mà Việt Nam chưa làm được, trong khi không có nước ép dưa hấu bán, còn dưa hấu đến vụ bán đổ bán tháo hay để thối. Hay khoa học về trái vụ, nông sản sẽ không phải đổ đống. Thái Lan đã làm từ rất lâu rồi, song Việt Nam lại bỏ ngỏ.

Việt Nam có hàng vạn giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, nhưng thử hỏi có bao nhiêu người nghiên cứu lĩnh vực nông sản? Đất nước ta đốt hàng tỷ tấn rơm đi chứ không nghiên cứu chế biến giấy từ rơm (đưa vào làm nấm, phân bón với tỷ lệ không đáng kể). Trong khi đó, tại Hàn Quốc, riêng rơm rạ, họ đưa vào làm ra nấm kim châm xuất khẩu, thu về hàng tỷ USD mỗi năm, hiện loại nấm này đang bán tại nhiều siêu thị ở Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra: Nhà khoa học đang làm gì? Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu gần đây phát biểu: Tôi thấy các anh nghiên cứu ở đâu đâu. Có những cái thiết thực nhất cho nông dân, cho thủy lợi, cho phân bón, thuốc trừ sâu, cho biến đổi khí hậu… lại không làm.

Tư duy cho phát triển nông nghiệp, cho đầu ra nông sản của các ban, ngành liên quan đang ở mức nào?

Phải khẳng định, “cần ăng ten” của các lãnh đạo từ bộ, ngành đến địa phương rất kém. Chuyện Bộ Công thương đi mua mấy tấn dưa hấu về cửa bán rất buồn cười.

Đặc biệt, siêu thị – hệ thống phân phối hàng hóa nông sản thì thờ ơ, ngoài cuộc hoặc có làm thì cũng quá chậm. “Cần ăng ten” của những người làm thương mại chậm chạp, thiếu nhạy cảm biết vì lý do gì? Tôi trách các tổng công ty nhà nước đang hưởng bao cấp chậm chạp đến khó hiểu, sau tư duy sinh viên cả nửa tháng đến 1 tháng. Tôi cảm thấy xấu hổ về sự nhạy bén của ngành thương mại cả nước nói chung và ngành thương mại quốc doanh nói riêng.

Rõ ràng, hệ thống phân phối đang quá nhiều bất cập?

Chuyện nông dân bị thương lái ép giá khá phổ biến. Đặc biệt, việc trung gian hưởng lợi quá nhiều, đẩy giá lên cao vô lý cho người tiêu dùng trong khi nông dân vẫn chịu thiệt thòi hiện đang gây tranh cãi. Phó chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam phủ nhận điều này, trong khi đa số chuyên gia kinh tế khẳng định là có, đồng thời yêu cầu cắt trung gian bất hợp lý.

Chưa hết, cảnh đưa dưa hấu Việt Nam qua cửa khẩu bị chặn lại, kiểm tra, 2-3 giờ đồng hồ mới được 1 xe, ùn ứ hàng nghìn xe dưa hấu, bị ép giá, để hỏng… trong khi các nước không làm như vậy. Ở Trung Quốc, người mua dưa hấu sẽ đến ruộng mẫu lớn đặt tiền, quy trình trồng, giá cả từ khi quả dưa hấu bằng nắm tay và trực tiếp giám sát thu hoạch, hàng qua biên giới có khi chỉ mất 2 phút vì đã được kiểm tra chất lượng, đã có hóa đơn xuất kho.

Mặt khác, việc thiếu hiệp định xuất nhập khẩu biên mậu nên hoa quả nước khác tràn vào Việt Nam không quản lý được, không chỉ hại người tiêu dùng, mà còn giết chết sản xuất trong nước. Việt Nam không làm được việc này, nhưng tuyên bố mở thêm 4 cửa khẩu cũng chỉ thêm tốn kém mà phi hiệu quả. Chưa hết, tại không ít cửa khẩu biên giới, dân buôn lậu chỉ cần 1 cái tem là đi qua. Vấn đề này, trách nhiệm thuộc về Bộ Công thương mà trực tiếp là Cục Xuất nhập khẩu, do ngô nghê không biết hay thiếu trách nhiệm?

Vậy theo ông, cần có giải pháp nào cho nông sản Việt?

Cần tổ chức lại sản xuất, trong đó quan tâm tới đầu vào như phân bón, giống, thủy lợi… Đồng thời, đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện tại là kho vận, kho dự trữ, không chỉ ở nơi bán mà cả ở ruộng và cửa khẩu, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ đầu tư. Bởi có bảo quản được tốt, nông sản mới bán rải vụ, không bị ép giá.

Cần nhận thức rõ, Việt Nam phải đi lên từ kinh tế biển và nông nghiệp để có sự đầu tư xứng đáng. Việc sai định hướng sẽ chịu trận là đương nhiên.

Hệ thống phân phối, các siêu thị, chợ… dày đặc cần được tận dụng triệt để và có hiệu quả. Theo điều tra việc sử dụng mạng lưới phân phối của các công ty ở Hà Nội, nhất là các tổng công ty nhà nước (trong đó có Hapro) đang sử dụng lãng phí, liên doanh liên kết bán nhiều sản phẩm không phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân…

Bên cạnh đó, cần tổ chức sàn giao dịch cho công khai minh bạch để người nông dân biết bán ở đâu giá tốt nhất; tránh ngăn sông, cấm chợ khiến hệ thống phân phối ách tắc; ký kết hiệp định biên mậu, chống buôn lậu, bảo hộ sản xuất trong nước; không nên bỏ trứng vào một giỏ khi xuất khẩu sản phẩm.

Sinh phải có dưỡng, đơn giản như đánh bắt cá phải thả trong khi dân mình đánh dùng lưới vét, đánh mìn; hay vì nguồn lợi trước mắt chặt phá rừng dẫn tới hạn, lũ tự giết mình. Kỳ lạ là, tại tỉnh Bình thuận, 134 vụ phá rừng trong năm, nhưng những người đứng đầu tỉnh không bị xử lý (?!).

Rõ ràng, thể chế phát triển kinh tế Việt Nam đang có vấn đề nên nông nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác phải chịu trận. Để giải quyết vấn đề, phải là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống, chứ không thể là một bộ, ngành đơn lẻ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thu (Thực hiện)

Tin mới

Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Bắc Ninh tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản số 920/UBND-KGVX thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu ô tô điện cuối tháng 3
Cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu ô tô điện cuối tháng 3

Không chỉ được hưởng chính sách mua trả góp “3 nhất”, khách mua xe điện VinFast còn có cơ hội nhận 5 chỉ vàng, với chương trình quay số trúng thưởng được áp dụng từ nay tới hết tháng 3/2024. Đây là cơ hội vàng để khách hàng Việt sở hữu xe điện với chi phí tối thiểu.

Bắc Ninh tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn
Bắc Ninh tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng hệ thống y tế tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững. Trong đó, gắn y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, kết hợp hài hòa giữa phòng bệnh với khám chữa bệnh - phục hồi chức năng. Phát triển y tế gắn với sản xuất dược phẩm, thiết bị y khoa và du lịch y tế. Tập trung phát triển tuyến y tế cơ sở, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tiếp cận dịch vụ y tế giữa khu vực thành thị và nông thôn

Bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Sáng 28/3, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Bá Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thanh Hóa bắt giữ 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả
Thanh Hóa bắt giữ 3 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

Cơ quan công an TP, Thanh Hóa vừa điều tra, bắt giữ 3 đối tượng về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” dung dịch vệ sinh phụ nữ.

The Beverly thăng hạng giá trị khi Vincom Mega Mall và VinWonders sắp ra mắt
The Beverly thăng hạng giá trị khi Vincom Mega Mall và VinWonders sắp ra mắt

Bên cạnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được triển khai tại khu vực TP.Thủ Đức, đại đô thị Vinhomes Grand Park càng thêm tăng nhiệt khi sắp khai trương “vũ trụ giải trí” VinWonders và Vincom Mega Mall mô hình Life-Design Mall lớn nhất miền Nam.