Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hướng tới 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến hết năm 2024, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng 7 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; khoảng 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Bộ đã hoàn thành và trình Chính phủ ban hành: phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư vốn năm 2023 còn lại của các chương trình MTQG; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành: (1) Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025; (2) trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới (NTM) nâng cao cấp xã, huyện và bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025; sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg về quy trình thẩm định nông thôn mới. Ban Cán sự đảng Bộ đã ban hành Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2023-2025; Bộ đã ban hành: Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Quy chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025; Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp trung ương; đã phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc 4 Chương trình chuyên đề; phát hành Bộ cẩm nang hướng dẫn thực hiện Chương trình; ban hành Khung chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ NTM các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và tổ chức các Hội nghị toàn quốc về NTM, trong đó có hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành trung ương thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình của các tỉnh thành phố, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, có giải pháp tháo gỡ và xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện theo quy định; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến cuối năm 2023 cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Có 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM. Trong tổng số 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% xã đạt chuẩn NTM có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thúc đẩy phát triển các ngành, nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn; chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, phát triển các sản phẩm chủ lực theo 3 trục sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đến nay, có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm so với năm 2022); với 5.724 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 37,9% là HTX, 24% là doanh nghiệp, 35,3% là cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Năm 2024, Bộ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhất là 11 nội dung của Chương trình, các chương trình chuyên đề trọng tâm, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng, bền vững, ưu tiên các vùng, khu vực khó khăn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn và giải quyết các vấn đế bức xúc, tồn tại trong xây dựng nông thôn mới; tập trung xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế của Chương trình giai đoạn 2021-2023 theo kết quả giám sát của Quốc hội. Phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có khoảng 7 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; khoảng 11.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy cho cán bộ và người dân về thực hiện xây dựng NTM gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp; triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, đúng pháp luật nguồn vốn ngân sách trung ương được giao, lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, cũng như huy động hợp lý các nguồn lực hợp pháp để đầu tư, hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.