Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Huyện Giao Thủy (Nam Định): Tự hào 20 năm tái lập và phát triển

Phát huy truyền thống quê hương văn hóa, anh hùng, Đảng bộ và nhân dân huyện Giao Thủy luôn thực hiện nhất quán quan điểm: “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần”. Phấn đấu xây dựng Giao Thủy sớm trở thành huyện nông thôn mới (NTM) trước năm 2020.

Huyện Giao Thủy (Nam Định): Tự hào 20 năm tái lập và phát triển - Hình 1

Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Truyền thống văn hoá, anh hùng

Giao Thủy là huyện nằm phía đông nam cửa ngõ ra Biển Đông của tỉnh; đông bắc giáp huyện Tiền Hải (Thái Bình); phía bắc giáp huyện Xuân Trường; phía tây giáp huyện Hải Hậu; phía đông nam giáp Biển Đông với bờ biển dài 32km, có Vườn quốc gia Xuân Thủy rộng hàng nghìn ha. Huyện có diện tích tự nhiên 238,24km2, dân số 190.291 người; có 20 xã, 2 thị trấn.

Với lịch sử hình thành trên 500 năm, cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất Giao Thuỷ thời nào cũng có những hào kiệt, danh nhân. Từ buổi đầu khai hoang, lập đất xây dựng làng xã, người dân nơi đây đã đoàn kết một lòng, anh dũng kiên cường trong đấu tranh với thiên tai, địch họa, áp bức cường quyền để giữ gìn và xây dựng quê hương.

Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta; với tinh thần yêu nước nồng nàn, sĩ phu và các tầng lớp nhân dân Giao Thủy đã ủng hộ và trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, hưởng ứng ủng hộ “Chiếu Cần Vương” và các phong trào yêu nước do cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh khởi xướng. Trong thế kỷ XVIII và XIX, các làng xã đều có thầy đồ, thầy khóa dạy chữ Hán và chữ Nôm; qua các cuộc thi hương, thi hội, thi đình đã có nhiều người đỗ đạt, tiêu biểu ở Hoành Nha (Giao Tiến) có cụ đã giữ chức Giám thủ Quốc Tử Giám.

Nhân dân Giao Thủy giàu lòng yêu nước, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giàu truyền thống cách mạng, sớm tiếp thu ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc.

Ngay từ tháng 9/1927, Giao Thủy đã có cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Hoành Nha, Quất Lâm, Hà Cát. Đêm 29 rạng ngày 30 Tết Canh Ngọ (1930), cờ Đảng được treo trên Trường Tiểu học chợ Đồn Quất Lâm cùng với rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh. Tháng 5/1930 Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Xuân Trường - Giao Thủy được thành lập. Tháng 6/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản xã Quất Lâm được thành lập gồm 5 đồng chí đảng viên, do đồng chí Nguyễn Đình Lựu làm Bí thư. Từ đây phong trào cách mạng địa phương đã có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng, ghi dấu sự ra đời của tổ chức Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân trong huyện đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ thực dân phong kiến ở địa phương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Giao Thủy được gắn với phong trào cách mạng cả nước, phát triển với khí thế mới, ngày càng mạnh mẽ. Các tầng lớp nhân dân Giao Thủy được tôi luyện trong gian khó, hy sinh, “nếm mật, nằm gai”, bền gan, vững chí, một lòng sắt son với Đảng; đã tham gia Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ phía Nam của Đồng bằng sông Hồng, Giao Thủy trở thành vùng trọng yếu đánh chiếm, bình định của thực dân Pháp, là nơi các đảng phái phản động hoạt động ráo riết, là vùng bị địch chiếm đóng trong thời kỳ “2 năm 4 tháng”. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, cán bộ, đảng viên trong huyện vẫn kiên trung bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở cách mạng để đoàn kết nhân dân, chống âm mưu chia rẽ tôn giáo, vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù. Kết hợp với đấu tranh chính trị, nhân dân và lực lượng vũ trang Giao Thủy trực tiếp chiến đấu, đập tan nhiều đợt càn quét, khủng bố dã man của địch.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Giao Thủy vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đồng thời tích cực chi viện sức người, sức của cho miền Nam, với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Huyện đã triển khai thế trận chiến tranh nhân dân, tổ chức hàng trăm trận chiến đấu, bắn rơi 2 máy bay, bắn bị thương tàu chiến Mỹ. Giao Thủy có 2.734 liệt sĩ, 1.482 thương binh, 1.242 bệnh binh, 235 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thành tựu đáng khích lệ

Ngày 1/4/1997 huyện Giao Thủy được tái lập theo Nghị định 19-CP của Chính phủ. Trong 20 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân huyện Giao Thủy đã quyết tâm, nỗ lực phấn đấu không ngừng xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và đã đạt được nhiều thành tích, kết quả quan trọng:

Từ một huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, đến nay Giao Thủy đã xây dựng được một nền kinh tế phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế (hiện nay tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản: 37,24%, công nghiệp - xây dựng: 19,88%, dịch vụ: 42,88%).

Sản lượng thủy hải sản năm 2016 đạt 43 nghìn tấn (tăng 13,8 lần so với năm 1997); giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 đạt 815 tỷ đồng (tăng 20 lần so với năm 1997); thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 133 tỷ đồng (tăng 12,7 lần so với năm 1997); thu nhập bình quân đầu người 29,3 triệu đồng (tăng 11,9 lần so với khi tái lập huyện).

Sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay huyện có 184 trang trại nông nghiệp và thủy sản (chiếm 43,1% tổng số trang trại của tỉnh), năng suất lúa, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản luôn đứng trong tốp các đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 97,7 triệu đồng/năm (tăng 5,45 lần so với năm 1997).

Kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện được quan tâm đầu tư, phát triển nhanh, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, chợ… Trên 10km đê biển, đê sông ở những vị trí xung yếu nhất đã được kiên cố hóa, bảo đảm an toàn chống bão lũ trong điều kiện bão cấp 10. Hàng trăm km kênh thủy lợi được tu sửa, nạo vét, kiên cố hóa phục vụ tốt việc chủ động tưới tiêu.

Tất cả các trường học, trạm y tế, trụ sở xã, thị trấn được xây dựng cao tầng hoặc kiên cố hóa. Trên 50% số xã, thị trấn đã có hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

GD và ĐT đạt nhiều kết quả phấn khởi. 20 năm liên tục ngành GD và ĐT Giao Thủy đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh, có 3 trường THPT xếp trong tổng số 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất toàn quốc. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 50%, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II là 60,7%, trường THCS đạt chuẩn quốc gia 82,6%.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; có 17/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” từng bước đi vào chiều sâu; 70% xóm (tổ dân phố) đạt xóm, tổ dân phố văn hóa - NTM; 83% số gia đình đạt tiêu chí gia đình văn hóa - NTM.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đạt nhiều kết quả. Tổng nguồn vốn huy động đến 12/2015 là 1.066,9 tỷ đồng. Hiện nay đã có 8 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn NTM, 7 xã đã được tỉnh thẩm định xong các tiêu chí xây dựng NTM. Huyện phấn đấu đạt huyện NTM trước năm 2020.

An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh nông thôn ổn định ngày càng vững chắc. Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương.

Công tác xây dựng Đảng được tăng cường. Hiện nay Đảng bộ có trên 8.700 đảng viên sinh hoạt ở 88 tổ chức cơ sở Đảng (tăng 21 tổ chức cơ sở Đảng so với năm 1997); hằng năm có 50% tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Huyện Giao Thủy (Nam Định): Tự hào 20 năm tái lập và phát triển - Hình 2

Đ/c Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định trao Bằng công nhận

Huân chương Lao động hạngNhìcho lãnh đạo huyện Giao Thủy

Ông Phạm Đức Tạ, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Giao Thủy cho biết: “Đạt được những thành tựu và kết quả trên là do huyện Giao Thủy luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh; sự ủng hộ, động viên của các huyện, thành phố trong tỉnh và bà con quê hương Giao Thủy sinh sống, làm việc ở mọi miền đất nước cũng như ở nước ngoài. Kết quả đó còn là sự nỗ lực to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyện, có ý nghĩa quyết định vào thành công của huyện hôm nay”.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng, Đảng bộ, nhân dân và LLVT huyện Giao Thủy được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống Pháp; 12 xã, thị trấn và 5 cá nhân được phong tặng “Anh hùng LLVT nhân dân”, 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 25/3/2017, huyện Giao Thủy vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của  nhà nước.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD.

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.