Dự án lớn
Cầu Hải Thượng Lãn Ông thuộc Dự án đường vào Trung tâm xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, do UBND huyện Hương Sơn làm chủ đầu tư với giá trị xây lắp hơn 72 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ và Chủ đầu tư huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2016. Nhà thầu thi công là liên danh Công ty TNHH Như Nam và Công ty CPXD&TM Dũng Lợi; Tư vấn giám sát là Trung tâm TVKT giao thông - Sở GTVT Hà Tĩnh.
Dự án cầu Hải Thượng Lãn ông hiện đang dang dở vì khâu giải phóng mặt bằng
Cầu được xây dựng bắc qua sông Ngàn Phố, tại Km0+201,31 trên tuyến đường vào trung tâm xã Sơn Quang, là tuyến đường kết nối từ QL8A (xã Sơn Diệm) vào Quần thể Khu tưởng niệm và du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông. Đây là công trình cầu lớn nhất huyện Hương Sơn hiện nay, với kết cấu nhịp gồm 8 nhịp 33m; khổ cầu rộng 8m, mặt cắt ngang cầu gồm 4 dầm T bằng BTCT DWL dài 33m; bệ móng mố trụ được đặt trên hệ gồm 5 cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m; kết cấu mố chữ U, trụ đặc thân hẹp bằng BTCT, trụ cầu cao nhất hơn 13m kể từ đỉnh bệ, chiều dài toàn cầ dự án đường vào trung tâm xã Sơn Quang có quy mô xây dựng 4,63km đường giao thông cấp IV miền núi và 3 công trình cầu trên tuyến (cầu Hải Thượng Lãn Ông, cầu Trọt Quanh, cầu Sông Con). Tổng mức đầu tư dự án là hơn 173 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng gần 2,3 tỷ đồng; từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và chủ đầu tư huy động các nguồn hợp pháp khác.
Dự án hoàn thành sẽ rút ngắn gần 13km từ xã Sơn Diệm (QL8A) đến trung tâm xã Sơn Quang, góp phần vào phát triển kinh tế các xã phía Tây Bắc huyện Hương Sơn, cứu hộ cứu nạn và phát triển du lịch. Tuy nhiên, sau gần 2 năm tiến hành thi công, đến thời điểm hiện tại, dự án cầu Hải Thượng Lãn Ông gần như dậm chân tại chỗ vì không thỏa hiệp được với 3 hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng.
Đền bù “giá bèo”
Nhận được phản ánh của 3 hộ dân là ông Nguyễn Văn Ngọ, và ông Dương Văn Hồng, trú tại thôn Bảo Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về việc nhà cửa bị nứt toác, sụt lún do tác động mạnh của quá trình thi công cầu Hải Thượng Lãn Ông.
Hai hộ dân cho biết, họ phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu cả ngày lẫn đêm. Từ khi cầu Hải Thượng Lãn Ông thi công, cuộc sống của họ bắt đầu đảo lộn khi nhà thường xuyên rung lắc dữ dội, sụt lún và xuất hiện những vệt nứt toác. Mặt khác đường cao hơn nóc nhà, khi mưa gây ngập úng, nước tràn vào nhà; trời nắng thì bụi bặm mù mịt.
Có mặt tại nơi xảy ra sự cố, nền móng nhà của người dân xuất hiện các khe hở, tường bị xé toác tạo thành các khe hở rộng, mảng xi măng bong tróc.
“Từ khi thực hiện dự án đến nay, căn nhà lúc nào cũng bị rung chuyển, các vết nứt trên tường bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Chưa đêm nào vợ chồng tôi ngủ ngon, bởi trong lòng cứ thấp thỏm lo âu, không biết đổ sập bất cứ lúc nào. Hiện, gia đình tôi phải chuyển xuống sinh hoạt dưới nhà ngang. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đơn vị thi công giải quyết hậu quả gây ra nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng", ông Nguyễn Văn Ngọ lo lắng nói.
Nhà ông Nguyễn Văn Ngọ bị nứt toác, do ảnh hưởng bởi quá trình thi công
“Gia đình tôi nằm trong khu vực cầu Hải Thượng Lãn Ông nên rất bất an, nhưng không hiểu sao lại không nằm trong diện được di dời”, ông Dương Văn Hồng, một hộ dân khác thắc mắc.
Bà Bùi Thị Sen lo lắng: “Gia đình chúng tôi đã được chủ đầu tư đền bù đất tái định cư, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dù đã nhiều lần đề xuất với UBND huyện nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời, khiến chúng tôi rất bất an”.
Còn chị Nguyễn Thị Ái, một hộ dân trú tại thôn Sông Con, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn cho biết: “Gia đình tôi có hơn 2.051m2 đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp, thế nhưng chủ đầu tư chỉ đền bù cho hơn 1.000m2 với giá “bèo” là chỉ 170 triệu đồng (trong đó hơn 70 triệu đồng tiền đền bù tài sản trên đất) là không đúng với giá trị đất được bồi thường. Chúng tôi muốn chủ đầu tư thu hồi đất của bà con thực hiện dự án thì phải tái định cư, cấp cho gia đình tôi 1 mảnh đất tương tự ở nơi khác để tiếp tục sinh sống và sản xuất”.
Bà Từ Thị Quân có nhà ngay cạnh cầu cũng cho rằng, quá trình thi công đã làm chấn động, khiến tường nhà bà bị nứt nhưng đơn vị thi công chỉ bồi thường 20 triệu đồng; gia đình không chấp nhận vì cho rằng quá ít.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Quốc Pháp - Trưởng ban A huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết: “việc hộ chị Nguyễn Thị Ái khiếu nại về vấn đề đền bù trong khâu giải phóng mặt bằng thì đã có UBND tỉnh Hà Tĩnh giải quyết. Còn sự việc hai hộ ông Nguyễn Văn Ngọ và ông Dương Văn Hồng bị ảnh hưởng bởi việc thi công lại không nằm trong diện đền bù giải tỏa, và nếu nhà nứt nẻ, xuống cấp thì sau khi dự án hoàn thành sẽ có bảo hiểm lo”.
Do Chủ đầu tư không thỏa hiệp được với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, sự việc đã bị đẩy đến đỉnh điểm khi ngày 26/12/2017, trong lúc 3 hộ gia đình nói trên cản trở việc thi công, nhà thầu Công ty CPXD&TM Dũng Lợi đã điều động hàng chục đối tượng bịt mặt xô xát với 3 hộ dân.
Một dự án hàng trăm tỷ đồng, trong đó đã bố trí số tiền hơn 2,3 tỷ đồng làm công tác đền bù, giải tỏa nhưng đến nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ bởi sự yếu kém trong việc quản lý, xử lý của Chủ đầu tư đối với người dân bị ảnh hưởng. Dư luận đang mong mỏi sự vào cuộc của các cơ quan cấp tỉnh để trả lại công bằng cho người dân và sớm đưa dự án vào đúng tiến độ.
Lưu Hà- Lê Mỹ