Theo đó, sự việc được ông Luân phát hiện lúc 6 giờ ngày 11/9. Các loại cá trắm, chép, mè, trôi từ 3 lạng đến 1 kg chết trắng mặt ao. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình vớt cá đưa lên bờ nhưng không xuể. Đến 14 giờ cùng ngày, gia đình ông mới vớt được hơn 1,5 tấn.

Hình ảnh cá chết được ông Luân phát hiệnHình ảnh cá chết được ông Luân phát hiện

Ông Luân cho biết, chiều 10/9, ông cho cá ăn không có hiện tượng bất thường nào xảy ra, gia đình vẫn sục khí cho cá. Những lần trước, nếu cá chết cũng chỉ vài chục kg, nhiều thì vài tạ. Lần này, toàn bộ cá dưới ao chết hết. "Khỏe như cá dọn bể còn chết", ông Luân nói.

Gia đình ông thuê 14 mẫu mặt nước ở khu nuôi thủy sản xã Cộng Hòa (Nam Sách), chia làm 4 ao nuôi cá thịt và cá giống. Tuy nhiên, chỉ có cá thịt trong ao nuôi cạnh đường bị chết, 3 ao còn lại hoàn toàn bình thường.

Gia đình ông Luân đã làm đơn trình báo tội phạm lên chính quyền địa phương và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết.

Đơn trình bào ông Luân gửi cơ quan chức năngĐơn trình bào ông Luân gửi cơ quan chức năng

Cụ thể, ông Luân đã làm đơn trình báo tội phạm gửi Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Sách và Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nam Sách. Trong đơn ông Luân trình bày, trên cơ sở thỏa thuận với các hộ dân và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã Cộng Hòa, Cơ sở thôn An Điền, tôi đã tiến hành nhận chuyển nhượng đất mầu tại Đồng Kênh làm 02 đợt, cụ thể: Đợt 1: Nhận chuyển nhượng 36.389m2 đất Đồng Kênh của 34 hộ dân thôn An Điền, xã Cộng Hòa vào năm 2013;  Đợt 2: Nhận chuyển nhượng 30.104 m2 đất Đồng Kênh của 137 hộ dân thôn An Điền, xã Cộng Hòa vào năm 2018. 

Thực hiện nghĩa vụ, tôi đã thanh toán đầy đủ giá trị chuyển nhượng cho từng hộ gia đình theo đúng thỏa thuận. Căn cứ kết quả thực hiện hợp đồng, đại diện Cơ sở thôn An Điền và Ủy ban nhân dân xã Cộng Hòa đã xác nhận vào danh sách chi tiết các hộ chuyển nhượng với các thông tin cụ thể về diện tích đất của từng hộ. 

Do trước đó, diện tích đất nêu trên của các hộ dân được Cơ sở thôn An Điền cho một số cá nhân ở bên Kinh Môn thuê để múc đất làm gạch nên tại thời điểm tôi nhận chuyển nhượng, diện tích đất ruộng thực tế đã bị khoét sâu nhiều mét, chỉ có thể sử dụng để làm ao thả cá. Căn cứ hiện trạng đất đai, tôi đã cải tạo lại các thùng vũng này để sử dụng và mục đích nuôi trồng thủy sản. 

Tuy nhiên đến nay, vẫn còn hơn 7 mẫu đất của các hộ đã chuyển nhượng cho tôi nhưng chưa thể bàn giao. Số diện tích này đang do một số cá nhân ngang nhiên chiếm dụng, trong đó bao gồm: Vợ chồng ông Trần Văn Phước, sinh năm 1983 và bà Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1986, trú tại: thôn Lộ Xá, xã Thăng Long, huyện Kinh Môn chiếm dụng khoảng 6 mẫu; Vợ chồng ông Phạm Hữu Lăng, sinh năm 1966 và bà Ngô Thị Lin, trú tại; thôn Hà Tràng, xã Thăng Long, huyện Kinh Môn chiếm dụng khoảng 1.3 mẫu. Ông Luân nêu trong đơn.

Việc các cá nhân trên chiếm dụng quyền sử dụng đất là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật. Tôi khẳng định, các hộ dân có đất cũng như Cơ sở thôn An Điền chưa bao giờ lập giấy chuyển nhượng đất cho các cá nhân này. Đến nay, mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu các cá nhân này di chuyển ra khỏi diện tích đất chiếm dụng nhưng các cá nhân này không những không di chuyển mà còn thách thức. 

Liên quan đến việc sử dụng đất của các cá nhân này, tôi nghi ngờ về việc có khả năng ông Ngô Xuân Lô, trú tại: thôn Hà Tràng xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương chính là người đã bán trái phép diện tích đất này cho Phước, Hương, Lăng, Lin. Bởi lẽ trước đó, ông Ngô Xuân Lô là cá nhân đứng ra ký hợp đồng thuê khoán với cơ sở thôn An Điền và vì vậy, có thể người này đã nói dối Phước, Hương, Lăng, Lin đây là đất của ông Lô và có quyền bán lại. 

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thời gian vừa qua, tôi đã gửi một số đơn từ tới Ủy ban nhân dân xã Cộng Hòa để đề nghị Cơ quan này can thiệp, yêu cầu các cá nhân chiếm giữ quyền sử dụng đất trái phép bàn giao lại cho tôi. Trong khi sự việc chưa được giải quyết thì sáng nay, ngày 11/9/2019, gia đình tôi phát hiện thấy cá nuôi nổi chết trắng mặt ao.

Sự việc này là bất thường vì ao thả của tôi rất sâu, nước rất sạch và chưa bao giờ cá bị chết do ô nhiễm hay bệnh tật. Càng đến trưa, lượng cá chết càng nhiều. Chỉ riêng lượng cá lớn (trắm, chép, trôi, mè, rô phi…), chỉ vài tiếng đồng hồ với phương tiện thô sơ, chúng tôi đã vớt được gần 1,5 tấn. Căn cứ lượng cá giống thả, thời gian nuôi, tổng thiệt hại do cá chết mà gia đình tôi phải gánh chịu khoảng 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng). Đơn trình báo tội phạm của ông Luân nêu rõ.

Trước đó, Thương hiệu và Công luận đã đăng tải việc tranh chấp tại trang trại này. Cụ thể, Năm 2007 nhà nước cho phép khu vực Đồng Kênh, xã Cộng Hòa sản xuất gạch nung. Đến năm 2013 được sự nhất trí của UBND xã Cộng Hòa, trưởng thôn An Điền và toàn thể nhân dân nhất trí cho thầu khoán đất, mặt nước khu vực Đồng Kênh cho ông Ngô Xuân Lô – thôn Hạ Tràng, xã Thăng Long (huyện Kinh Môn, Hải Dương) để nuôi trồng thủy sản.

Hợp đồng với ông Lô từ ngày 10/9/2013 đến 10/9/2018 (thời hạn 5 năm) hết thời hạn người thuê phải có trách nhiệm giải tỏa mặt bằng, bàn giao đất đai lại cho nhân dân thôn An Điền.

Khi hết hạn ông Lô đã thanh lý hợp đồng đã ký với người dân trước đó, nhưng ông Lô đã lợi dụng hợp đồng đã hết hạn để đem bán đất của người dân cho ông Trần Văn Phước ở thôn Nộ Xá, xã Thăng Long và ông Phạm Văn Lăng – thôn Hạ Tràng, xã Thăng Long (Kinh Môn, Hải Dương).

Minh Trang