Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Italia chật vật tìm lại đà tăng trưởng sau đại dịch

Dù rất sốt sắng để tìm cách phục hồi nền kinh tế vốn đang bị thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, nhưng Italia sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Điều cần thiết là chính phủ phải hành động liên tục và hiệu quả.

Theo ước tính mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), nợ công của Italia sẽ tăng lên mức gần 158,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay trước khi giảm xuống mức 153,6% GDP trong năm 2021. Đây là mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tỷ lệ nợ của Italia đang cao thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU), đứng sau Hy Lạp - được dự báo tăng lên gần 200% GDP trong năm 2020. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách của Italia sẽ tăng lên mức 11,1% GDP, cao hơn nhiều so với mức trần 3% GDP mà EU đề ra.

Những chỉ số không mấy khả quan nói trên là do hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu - những trụ cột quan trọng để Italia duy trì nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn do liên quan đến nợ công và thất nghiệp. Không chỉ có khối sản xuất chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 mà khối bán lẻ và dịch vụ của Italia cũng phải hứng chịu tác động nặng nề do các biện pháp phong tỏa đất nước.

Ảnh minh họaẢnh minh họa
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Demoskopika cho thấy, ngành Du lịch Italia đang bị tàn phá nặng nề với hơn 40.000 doanh nghiệp lữ hành có nguy cơ bị phá sản do sụt giảm doanh thu ít nhất 10 tỷ euro. Số lượng lớn các công ty du lịch phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường việc làm với hơn 184.000 lao động.

Thực tế, trong vòng 20 năm trở lại đây, nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn luôn là mối lo ngại thường trực của EU vì gần như không có tăng trưởng và được xem như một "mắt xích rệu rã" của khu vực. Sau hơn một thập niên mất mát do hậu quả của cuộc khủng hoảng kép (khủng hoảng kinh tế - tài chính bắt nguồn từ phố Wall (Mỹ) và khủng hoảng nợ bắt nguồn từ Hy Lạp), trong khi hầu hết các nước châu Âu đã hồi phục thì kinh tế Italia vẫn trì trệ. Italia từng 3 lần rơi vào “suy thoái kỹ thuật” - tình trạng GDP tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Tăng trưởng GDP của Italia trong năm 2019 chỉ đạt 0,2%. Ngay cả khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tổ chức kinh tế đã cảnh báo nước này có thể rơi vào tình trạng suy thoái lần thứ tư. 

Đối với vấn đề kinh tế và du lịch, Thủ tướng Conte khẳng định việc mở cửa trở lại là không đủ để kích hoạt lại động lực của nền kinh tế. Để đối phó với cú sốc đối với nền kinh tế, điều cần thiết là chính phủ phải hành động liên tục và hiệu quả.

Để tạo động lực cho quá trình phục hồi, nhất là lĩnh vực du lịch, Thủ tướng Italy đã khuyến cáo người dân đi nghỉ tại những địa điểm trong nước. Chính phủ Italy cũng thông báo tăng cường hỗ trợ cho các cơ sở lưu trú nhằm thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch.

 T.N

Bài liên quan

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.