Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kết nối thương nhân xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc

Ngày 12/11, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị kết nối thương nhân xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

THCLNgày 12/11, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị kết nối thương nhân xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Kết nối thương nhân xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc - Hình 1

Các đại biểu tham quan khu trưng bày các hàng nông sản xuất khẩu

Dự hội nghị có lãnh đạo các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương của Việt Nam; các tỉnh Quảng Tây, thành phố Sùng Tả, Thị Bằng Tường của Trung Quốc và đông đảo doanh nghiệp hai nước.

Hội nghị kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nằm trong chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đây là dịp để các doanh nghiệp hai bên nắm bắt thông tin về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu của hai nước, trao đổi, tìm kiếm bạn hàng. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiến nghị với các cơ quan chức năng hai bên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản nói riêng, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của hai nước phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, như mủ cao su chiếm tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu; hạt điều xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20%; sắn chiếm 100%; thanh long chiếm 67%....

Cũng tại hội nghị, đại diện Sở Thương mại Quảng Tây (Trung Quốc) đã đưa ra một số ý kiến như: 2 bên cần thống nhất xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, hoa quả; cùng thúc đẩy “hai nước một trạm kiểm tra”, tạo con đường màu xanh trong hoạt động xuất nhập khẩu; cải thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu, tối ưu hóa môi trường thông quan

Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế mậu biên giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với Trung Quốc vẫn tồn tại một số khó khăn, thách thức như cơ chế, chính sách quản lý thương mại khác biệt giữa hai nước; mua bán vẫn theo hình thức đi chợ, không có hợp đồng dẫn tới tình trạng hàng hóa ồn ứ tại các cửa khẩu; xuất tiểu ngạch vẫn phổ biến…

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ tại các địa phương biên giới. Đặc biệt cần có cơ chế đặc thù cho các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu.

Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan chức năng Trung ương và UBND các tỉnh biên giới trong quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới. Có chính sách phù hợp để hạn chế dần xuất khẩu tiểu ngạch và tăng cường xuất chính ngạch.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc 9 mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có 5 mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu mặt hàng đó của cả nước như: sắn; rau củ và hoa quả; cao su; dăm gỗ; gạo. Theo thống kê của UBND tỉnh Lạng Sơn, 9 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt gần 2,9 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản đạt 1.146 triệu USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2015.

Phan Chinh

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.