Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khẳng định vị trí vững chắc của hàng hoá Việt Nam tại nhiều thị trường trên thế giới

Việc triển khai mục tiêu kép về phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội cùng sự ra đời của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Hiện nay, hệ thống phân phối hàng Việt Nam ở một số quốc gia châu Âu đã phát triển tương đối vững chắc, là cơ sở để đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam ở nước sở tại. Ông Hoàng Mạnh Huê - Chủ tịch Liên hiệp Các hội doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu - cho biết, người Việt Nam tại châu Âu hiện sở hữu chuỗi cung ứng hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ thông qua các trung tâm thương mại được xây dựng ở nhiều quốc gia như Trung tâm văn hóa thương mại và Khách sạn Hà Nội – Mátxcơva (Nga), Trung tâm thương mại Đồng Xuân (Đức), Chợ Praha (Séc)... Tuy nhiên, việc tận dụng các trung tâm thương mại của người Việt tại châu Âu để tiêu thụ và phân phối sản phẩm hàng hóa từ trong nước vẫn chưa xứng với tiềm năng. “Thời gian tới, cần đẩy mạnh sự kết nối giữa doanh nghiệp kiều bào và doanh nghiệp trong nước”- ông Hoàng Mạnh Huê nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong năm 2021, Cục đã tổ chức hiệu quả nhiều chương trình giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với nhà nhập khẩu nước ngoài trên các ứng dụng của nền tảng số. Trong đó, Cục đã phối hợp với các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các Vụ Thị trường ngoài nước của Bộ Công Thương, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức Xúc tiến thương mại quốc tế trực tiếp tổ chức trên 30 hội nghị giao thương trực tuyến; phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam tổ chức hàng trăm chương trình giao thương trực tuyến hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội, hợp tác xã các ngành hàng dệt may, cơ khí, thực phẩm chế biến, nông sản, rau quả... kết nối với các nhà nhập khẩu đến từ các thị trường ASEAN, Đông Bắc Á, châu Phi, Trung Đông, EU, Nga, châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ…

Theo thống kê sơ bộ, tổng số lượt doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài được hỗ trợ kết nối trực tuyến do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức là khoảng 5.200 lượt doanh nghiệp với nhiều ngành hàng, sản phẩm đa dạng và tiếp xúc, trao đổi với các nhà nhập khẩu từ các thị trường thuộc 5 châu lục.

Bằng những hoạt động Xúc tiến thương mại đầy hiệu quả trên đã góp phần đưa các sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ bàn tay tinh hoa và trí tuệ của người Việt với sự hỗ trợ tích cực của các doanh nhân, kiều bào Việt Nam tại nước ngoài được tiến sâu, vươn xa, khẳng định vị trí vững chắc tại nhiều thị trường trên thế giới, từ đó, đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, người nông dân trong nước để vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Để hàng Việt Nam tiến sâu, bám chắc tại nhiều thị trường, ông Vũ Bá Phú cũng mong muốn mạng lưới doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan trong nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong tương lai. Đồng thời, kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước ủng hộ chương trình Thương hiệu quốc gia, để mỗi cá nhân là một đại diện quảng bá thương hiệu Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.