Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (huyện Bình Chánh) và một số công trình liên quan thuộc “Dự án cải thiện môi trường nước TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2”, thực hiện thu gom và xử lý nước thải tại lưu vực kênh Tàu Hũ, với tổng diện tích khoảng 2.500 ha và dân số khoảng 1,8 triệu người. Dự án có tổng mức đầu tư là 11.300 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản là 9.850 tỷ đồng, chiếm 87%.

Nhà máy này thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2, tổng mức đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng
Nhà máy này thuộc dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2, tổng mức đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng (Ảnh: Bình An)

Nhà máy có công suất xử lý nước thải 469.000 m3/ngày, được vận hành với các loại máy xử lý nước của Nhật Bản như máy thổi khí, máy khử nước ly tâm và máy cạo bùn. Bên cạnh đó là mạng lưới thu gom bao gồm 51 km cống truyền tải, trong đó có 26 km thi công bằng công nghệ khoan kích ngầm của Nhật Bản. Ngoài ra, dự án còn xây dựng 3 trạm bơm thoát nước mưa và nạo vét xây kè kênh trong phạm vi dự án với tổng chiều dài 6,4 km.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là nhà máy có công suất lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hệ thống thoát và xử lý nước thải của TP. Hồ Chí Minh, qua đó giúp nâng cao năng lực xử lý nước thải và giảm thiệt hại do ngập lụt, góp phần cải thiện môi trường nước nói riêng và môi trường đô thị của thành phố nói chung.

Nước thải sau khi được thu gom sẽ được đưa về nhà máy để tiến hành quá trình xử lý lắng lọc theo đúng quy trình. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi xả ra môi trường
Nước thải sau khi được thu gom sẽ được đưa về nhà máy để tiến hành quá trình xử lý lắng lọc theo đúng quy trình. Sau đó được đưa vào hệ thống xử lý vi sinh để loại bỏ các chất hữu cơ trước khi xả ra môi trường

Công trình sau khánh thành được UBND TP. Hồ Chí Minh giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng) tiếp nhận đưa vào quản lý vận hành.

Tại buổi lễ, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh biết, việc bảo vệ môi trường, tăng cường mảng xanh, xử lý rác thải, cải tạo kênh rạch, cải thiện cuộc sống cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Thành phố xác định nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu đến năm 2030 sẽ đảm bảo thu gom, xử lý 100% lượng nước thải sinh hoạt tại 12 lưu vực thoát nước với tổng khối lượng khoảng 3 triệu m3/ngày.

Hoàng Bách (t/h)