Ông Aleksey Miller, Giám đốc điều hành Gazprom cho hay, khí đốt Nga được cung cấp qua một đường ống chung và đang đi đến nhiều nước từng tuyên bố từ chối tiêu thụ.
Trong cuộc phòng vấn trên kênh truyền hình quốc gia Rossiya-1, ông Aleksey Miller, Giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng quốc gia Gazprom của Nga cho biết: Nhiều quốc gia Châu Âu từng tuyên bố đã "chia tay" hoàn toàn khí đốt Moscow vẫn đang nhận "hàng".
Nga vẫn đang cung cấp khí đốt cho các nước ở phía Nam và Đông Nam Châu Âu theo hợp đồng. Nguồn Anews.
Ông Aleksey Miller cho hay, khí đốt Nga được cung cấp qua một đường ống chung và đang đi đến nhiều nước từng tuyên bố từ chối tiêu thụ.
Giám đốc điều hành Gazprom không nói rõ quốc gia nào trong Liên minh Châu Âu (EU) nhận khí đốt Nga. Tuy nhiên, ông cho hay, Moscow đang vận chuyển khí tự nhiên thông qua Ukraine đến Baumgarten (Áo). "Đây là trung tâm phân phối rất lớn ở Châu Âu, cung cấp khí đốt cho các nước trong khu vực", ông tiết lộ.
Theo các hợp đồng hiện tại, Nga vẫn đang cung cấp khí đốt cho các nước ở phía Nam và Đông Nam Châu Âu. Ông Aleksey Miller nhấn mạnh: "Dĩ nhiên, khí đốt Nga vẫn đang "chảy" đến Châu Âu và khối lượng không hề nhỏ. Nó vẫn được tiêu thụ bởi các nước từng tuyên bố đã thoát phụ thuộc khí đốt Nga".
Năm 2022, lượng khí đốt Nga cung cấp cho thị trường Châu Âu bắt đầu giảm, do đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) gặp sự cố và nhiều nước Châu Âu từ chối mua khí đốt bằng Ruble, như: Hà Lan, Đan Mạch, Bulgaria và Phần Lan.
Để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU năm 2022, Nga đã yêu cầu các nước ủng hộ lệnh trừng phạt phải thanh toán khí đốt bằng Ruble thay vì USD hay Euro.
Khi giảm mua khí đốt tự nhiên từ Nga, EU lại phải tăng mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tính đến cuối năm 2022, EU mua LNG nhiều lớn nhất thế giới, vượt các nước đứng đầu truyền thống là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thậm chí, lượng LNG của Nga xuất sang EU cũng tăng 20%.
Thông cáo của công ty OMV (Áo) cho hay, doanh nghiệp này đã mua trung bình mỗi tháng 5,4 terawatt giờ - tức hơn 55 triệu m³ khí đốt của Nga trong quý III/2023, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Đó là khẳng định của rất nhiều Nghị sỹ Đức. Họ cho rằng, hiện Đức đang phải trả nhiều hơn 'ba đến bốn lần' cho nguồn cung khí đốt, dù khí đốt được khai thác bằng phương pháp fracking của Mỹ không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của Đức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025; gửi các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng 22/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Đức Thọ và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao.
"Với những chi phí đang có xu hướng giảm rất tốt, đúng như tôi dự đoán, gần như không có lạm phát, nhưng nền kinh tế có thể chậm lại khi ông quá muộn, một kẻ thua cuộc lớn, hạ lãi suất, ngay bây giờ", Tổng thống Trump cho biết trong một bài đăng trên Truth Social.
Trong quý I/2025, Công ty cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, mã PXL) ghi nhận doanh thu đạt 1,46 tỷ đồng, giảm 49,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 0,09 tỷ đồng, giảm 70,28% so với cùng kỳ.
Chiều 20/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ đã có chuyến kiểm tra thực địa Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 46 đoạn từ TP. Vinh đến thị trấn Nam Đàn, thuộc tỉnh Nghệ An.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) và Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng cung cấp hóa chất khai thác và dịch vụ kỹ thuật cho mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh.
Theo báo chí Mỹ và Châu Âu, trong năm 2025, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có những cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ hoàn toàn khác nhau, sau chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ ngày 2/4.
Chiều 18/4/2025, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về tình hình kinh tế- xã hội quý I/2025. Ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự và chủ trì. Tham dự hội nghị còn có đại diện các sở, ban, ngành, địa phương; Phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Thanh Hóa, hiện 12/25 mỏ cát, tương đương 72% công suất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang dừng hoạt động, khiến cát xây dựng khan hiếm, giá tăng gấp đôi so với thời gian trước đó.
Chúng tôi sử dụng Cookie để cung cấp dịch vụ của chúng tôi và nâng cao trải nghiệm của bạn. Bằng cách sử dụng trang web này, bạn đã đồng ý với điều này.