1. Khi nào cần Phiếu lý lịch tư pháp số 1?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009, thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009, như sau:

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động
Bộ luật Lao động và văn bản còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024)
File Excel tính tiền lương hàng tháng của người lao động năm 2024

Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Gồm có những thông tin gì

Giải đáp thắc mắc: Khi nào cần Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Gồm có những thông tin gì (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm có những thông tin gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm có những thông tin theo Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Cụ thể bao gồm:

2.1. Thông tin cá nhân

Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2.2. Tình trạng án tích

(i) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.

(ii) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

(iii) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

2.3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

(i) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

(ii) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

3. Hướng dẫn thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].

>> Quý khách hàng xem thêm: Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Có bao nhiêu loại Phiếu lý lịch tư pháp?

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Luật Lý lịch tư pháp 2009:

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)