Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu đề nghị: Quốc hội cần xem xét sớm ban hành luật về tình trạng khẩn cấp

Phát biểu thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, ĐBQH Dương Văn Phước cho rằng, nếu áp dụng chính sách pháp luật trong thời bình để giải quyết - đánh giá những quyết định trong “thời chiến” thì thật không công bằng.

ĐBQH Dương Văn Phước: Nếu áp dụng chính sách pháp luật trong thời bình để giải quyết để đánh giá những quyết định trong “thời chiến” thì thật không công bằng
ĐBQH Dương Văn Phước: Nếu áp dụng chính sách pháp luật trong thời bình để giải quyết để đánh giá những quyết định trong “thời chiến” thì thật không công bằng (Ảnh: chinhphu.vn).

Nhân dân đóng góp phòng chống dịch Covid- 19 là vô cùng to lớn

Phát biểu tại phiên toàn thể thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng sáng 29/5, DBQH Dương Văn Phước (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) thống nhất cao với báo cáo của Đoàn giám sát; ghi nhận báo cáo được chuẩn bị công phu, khoa học, phản ánh được bức tranh toàn cảnh tình hình. 

Qua đó, phản ánh được sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của Nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19. 

Báo cáo cũng nêu đầy đủ, trung thực những tồn tại, hạn chế và cả những giải pháp khắc phục rất thuyết phục, sát với yêu cầu thực tiễn.

Đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, nguồn lực chi cho công tác phòng chống dịch vừa qua, chủ yếu mới được thống kê từ nguồn ngân sách nhà nước. 

Trong khi đó, nguồn huy động từ Nhân dân, từ xã hội chưa được thống kê đầy đủ. Đóng góp của Nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19 là vô cùng to lớn, không thể cân đong, đo đếm được. 

Đây là tình nghĩa đồng bào, là ý thức trách nhiệm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cả nước, đại biểu nêu rõ.

Vẫn còn một số bất cập

Đại biểu Dương Văn Phước cũng chỉ rõ, chế độ chính sách cho đối tượng tham gia phòng chống dịch chưa tương xứng, chưa bao quát hết các đối tượng.

Việc hỗ trợ người lao động nhất là lao động tự do chịu sự ảnh hưởng của đại dịch chưa kịp thời. Vẫn còn nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 

Tình hình thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hóa chất xảy ra phổ biến ở các bệnh viện và hầu hết ở các địa phương đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm… Cùng với đó, hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở y tế dự phòng dù đã được quan tâm nhưng chưa đủ năng lực để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch. 

Công tác điều hành phối hợp trong công tác phòng chống đại dịch còn bị động, lúng túng. Cơ sở vật chất và nguồn lực trong nhiều năm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấp cơ sở.

Quốc hội cần xem xét sớm ban hành luật về tình trạng khẩn cấp

Để nâng cao hiệu quả việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực công tác phòng chống dịch và huy động hiệu quả hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng trong thời gian tới, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị:

Quốc hội cần xem xét sớm ban hành luật về tình trạng khẩn cấp; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập, hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế, phòng chống dịch, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Đại biểu cho rằng, nếu áp dụng chính sách pháp luật trong thời bình để giải quyết để đánh giá những quyết định trong “thời chiến” - thì thật không công bằng. 

Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan:

Cần phải tập trung chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở;

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách hướng dẫn giải quyết những tồn tại; đồng thời, giao quyền cho Hội đồng nhân dân các tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương để quyết định giải quyết những vấn đề như thanh toán, quyết toán những vấn đề chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch, thanh toán tiền ăn nghỉ cho nhân viên y tế tại cơ sở cách ly tự nguyện;

Giải quyết dứt điểm những chế độ, chính sách liên quan đến lực lượng tham gia phòng chống dịch tại cơ sở.

Đại biểu Dương Văn Phước cũng đề nghị:

Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các tồn tại, phát sinh, khắc phục tình trạng thiếu thuốc vật tư y tế hiện nay; tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;

Đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, thu hút và giữ chân nhân viên y tế tuyến huyện, tuyến xã;

Giao thẩm quyền cho các địa phương tự cân đối ngân sách, ban hành cơ chế chính sách để thu hút đào tạo, ưu đãi nguồn nhân lực y tế phù hợp với tình hình của từng địa phương.

PV(Theo Chinhphu.vn)

Bài liên quan

Tin mới

Hơn 130 gian hàng tham gia lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024
Hơn 130 gian hàng tham gia lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024

Lễ hội Bánh mì TP. Hồ Chí Minh lần thứ hai năm 2024 đã thu hút 85 đơn vị và 131 gian hàng tham gia. 

Bước khởi đầu quan trọng định hướng xây dựng văn kiện trình Đại hội XIV
Bước khởi đầu quan trọng định hướng xây dựng văn kiện trình Đại hội XIV

Tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, dự thảo Đề cương các văn kiện trình Hội nghị lần này mới chỉ nêu định hướng, có tính chất mở với nhiều phương án khác nhau để Trung ương cho ý kiến chỉ đạo,...

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải pháp nào để doanh nghiệp, người dân tiếp cận gần hơn với gói tín dụng?
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải pháp nào để doanh nghiệp, người dân tiếp cận gần hơn với gói tín dụng?

Tại phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhìn nhận, gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Vậy, giải pháp nào để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận gần hơn với gói tín dụng này?

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái ra sao?
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái ra sao?

Mặc dù nền kinh tế Canada vẫn được cho là sẽ bước vào suy thoái kỹ thuật trong năm nay, nhưng công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics tin rằng, tình trạng suy thoái có thể ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán.

Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Bế mạc Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày, từ ngày 16-18/5, làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.

Tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.