Bài viết cho rằng Malaysia có thể áp dụng hình thức du lịch “cầu hàng không” với các nước ASEAN như Singapore, Việt Nam và Thái Lan trong thời gian tới. Theo tác giả Zaidi Isham Ismail, “du lịch cầu hàng không” là một khái niệm về hình thức du lịch an toàn, có kiểm soát, được thực hiện giữa hai điểm đến nhất định. Hai điểm đến có thể là hai địa phương trong cùng một quốc gia hoặc giữa hai quốc gia, miễn là những điểm đến này phải được công nhận là “vùng xanh”, an toàn về Covid-19 và sẵn sàng đón nhận du khách. Nhiều nước đang cân nhắc áp dụng hình thức này để khôi phục ngành du lịch bị tổn thất nặng nề.Ảnh minh họaẢnh minh họa

Đối với du lịch Malaysia, trước mắt có thể áp dụng mô hình du lịch cầu hàng không với Singapore, điểm đến gần nhất của nước này. Tiếp đó, mô hình này có thể được mở rộng sang các nước ASEAN khác, trước hết là Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia đang tiến gần đến việc trở thành “vùng xanh” về Covid-19. Để mô hình du lịch mới mẻ này hoạt động, sự tin tưởng giữa các nước sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc áp dụng cũng đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác giữa hàng loạt cơ quan khác nhau tại mỗi nước, như y tế, nhập cảnh, hải quan, hàng không, bên cạnh ngành du lịch.

Trước đó, nhiều gói kích cầu để tăng doanh thu du lịch hàng không đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Hiện các công ty du lịch và hàng không đang nhộn nhịp xây dựng tour nội địa với giá rẻ "sập sàn" để kích cầu khách hàng sau dịch. Các hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific, Bamboo Airways liên tục tung ra giá vé rẻ như 18.000 - 99.000 đồng/vé. Thậm chí mới đây Vietnam Airlines mở thêm 5 đường bay nội địa mới từ TP.HCM - Tuy Hòa, Hải Phòng - Nha  Trang, Vinh - Đà Lạt... để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, kích cầu du lịch sau dịch...

PV