Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về gói kích thích kinh tế khoảng 10% GDP

Phát biểu thảo luận về báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đa số đại biểu tán thành cao và kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về gói kích thích kinh tế khoảng 10% GDP.

Hỗ trợ DN đầu tư và nông nghiệp để xây dựng nông thôn bền vững, ổn định. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

 Kiến nghị gói kích thích kinh tế khoảng 10% GDP

Các đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) thống nhất với mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp mà Chính phủ đề ra. Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh cho rằng, đối với phục hồi nền kinh tế, việc tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 lần này khác biệt lớn so với giai đoạn 2016-2020, đó là chúng ta tái cơ cấu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Thách thức của đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội lớn cho chúng ta chuyển sang nền kinh tế xanh và số. Do vậy, việc phục hồi nền kinh tế của nước ta cần triển khai nhanh và sớm bằng cả hai chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Từ đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội một số vấn đề để phục hồi nền kinh tế.

Một là, Quốc hội ban hành một gói kích cầu khoảng 10% GDP để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế, bao gồm đường cao tốc, cảng biển, sân bay kết nối các đường sắt với hai cảng biển chính là cảng Hải Phòng và cảng Cái Mép -Thị Vải để đạt được mục tiêu kép là xây dựng nền tảng hạ tầng kinh tế lớn và tạo việc làm.

Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng nông nghiệp nông thôn ổn định, bền vững. Nông nghiệp đã là trụ đỡ cho nền kinh tế qua hai lần khủng hoảng, là khủng hoảng tài chính năm 2008 và lần này. Tuy nhiên, tới đây chúng ta tham gia sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khả năng kim ngạch xuất khẩu sẽ gấp đôi GDP khi khủng hoảng thì nông nghiệp khó đỡ cho chính nó. Do vậy, cần hỗ trợ ngay từ bây giờ để tạo việc làm và thu nhập cho người dân ngay tại quê hương.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng về các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã xây dựng bám sát nghị quyết của Đảng nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng trong chỉ đạo phát triển kinh tế đến 2025. Đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến nhóm giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp và ngành du lịch.

Để đảm bảo cơ cấu vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đạt được như nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công đặt ra, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) đề nghị Chính phủ trên cơ sở rà soát, trình sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến thu ngân sách như Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật về thuế, phí, lệ phí, đồng thời thực hiện quyết liệt, triệt để các giải pháp nhằm tập trung các khoản thu phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thu vào ngân sách nhà nước.

Khắc phục các tồn tại, bất cập trong thực hiện thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt, đối với các hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử và các hình thức kinh doanh trên nền tảng số. Quỹ tài chính có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước không còn phù hợp. Cân nhắc trong việc điều tiết khoản thu ngân sách trung ương về địa phương để vừa đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, vừa đảm bảo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia

Phát biểu giải trình, tiếp thu và làm rõ những vấn đề mà đại biểu quan tâm về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây không phải là vấn đề mới vì chúng ta đã thực hiện trong 10 năm qua, nhưng có bối cảnh mới là chúng ta đang tiến hành thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra với nhiều mục tiêu lớn, khát vọng lớn trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng và bất định, tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và nhiều thách thức đang đặt ra. Bên cạnh đó là các vấn đề lớn như liên kết phát triển vùng, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế biển…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc thúc đẩy nhanh hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn của nền kinh tế là những vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Bộ trưởng cho rằng, nếu chúng ta chậm một bước thì sẽ có nhiều vấn đề đặt ra như không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình; không ứng phó được với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; không tiếp cận được với cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; không tận dụng được quá trình hội nhập quốc tế mà chúng ta đang tham gia các hiệp định thương mại tự do; không nâng cao được năng lực tự chủ, tính thích ứng của nền kinh tế và không tận dụng được cơ hội mới đang hình thành sau đại dịch…

“Đây là những nội dung rất quan trọng, cấp bách, nhất là khi chúng ta đang đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nếu không làm nhanh thì sẽ vướng vào các thách thức nêu trên”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cơ cấu lại nền kinh tế là quá trình thay đổi thể chế chính sách kinh tế phù hợp với tình hình mới, phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đó là sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo, điều hành để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

Chúng ta không chỉ tập trung vào cơ cấu lại các ngành, các thành phần kinh tế hay không gian kinh tế mà còn quan tâm đến các lĩnh vực quan trọng có tiềm năng, lợi thế để trở thành mũi nhọn mang tính lan toả, dẫn dắt, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Ba đột phá lớn của cơ cấu lại nền kinh tế là thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu thấy được trách nhiệm của mình để tích cực thực hiện với tư duy mới để vượt qua tư duy nhiệm kỳ, tư duy lợi ích, cục bộ của bộ ngành, phải tính đến sự phát triển tổng thể và hiệu quả chung của nền kinh tế, hình thành mô hình tăng trưởng mới, nâng cao được năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đạt được các mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, đồng thời cũng chỉ rõ nhiều hạn chế, bất cập như một số mục tiêu không hoàn thành như kế hoạch Quốc hội đặt ra.

Về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đa số đại biểu thống nhất ban hành kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế nhưng lưu ý cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, gắn phòng chống dịch và khôi phục phát triển kinh tế.

 Theo CP

Bài liên quan

Tin mới

Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững
Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững

Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra QĐ số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược (Chiến lược) quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng DN và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027
Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027

Vừa qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt
Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt

Cơ quan điều tra xác định, các ông Nguyễn Văn Hà (Giám đốc), Phùng Văn Phúc (cựu Giám đốc) của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Phú Xuyên, TP. Hà Nội đã bán hàng cho nhiều đơn vị nhưng không kê khai nhằm trốn thuế khoảng 3,5 tỷ đồng.

Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5
Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày đi làm bù vào thứ Bảy (4/5), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam – VSDC sẽ không thực hiện giao dịch và hoạt động bù trừ, thanh toán.

Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử
Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xác lập hồ sơ xử phạt 5 cơ sở tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang do không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương.

Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina, mã chứng khoán CSM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu sụt giảm hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận tăng trưởng mạnh.