Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,12 tỷ USD, giảm 4,8% (tăng 9,8% so với tháng 4/2018); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,78 tỷ USD, giảm 15,7% (tăng 6,6% so với tháng 4/2018).

Kim ngạch thương mại 4 tháng: Xuất khẩu ổn định - Hình 1

 Ảnh minh hoạ

Có 16 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,6 tỷ USD, tăng 12,6%; hàng dệt may đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9,8%; giày dép đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,3 tỷ USD, tăng 4,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,9 tỷ USD, tăng 5,7%. Mặc dù điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 16 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nhưng giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, giảm 1,3%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản 4 tháng năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước: Cà phê đạt 1,1 tỷ USD, giảm 22,6% (lượng giảm 13,5%); hạt điều đạt 884 triệu USD, giảm 16,9% (lượng tăng 5%); gạo đạt 866 triệu USD, giảm 21,7% (lượng giảm 7,9%); hạt tiêu đạt 270 triệu USD, giảm 12% (lượng tăng 18,6%). Riêng rau quả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 5,5%; cao su đạt 564 triệu USD, tăng 15% (lượng tăng 26,1%).

Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 78,76 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 23,33 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 29,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 55,43 tỷ USD, tăng 4%, chiếm 70,4% (tỷ trọng giảm 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,4%; EU đạt 13,7 tỷ USD, tăng 2,8%; Trung Quốc đạt 10,4 tỷ USD, giảm 5,8%; ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 7,3%; Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD, tăng 7,3%; Nhật Bản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 6,6%.

Hà Trần