Cụ thể, tốc độ tăng trưởng hàng năm đã điều chỉnh theo lạm phát đạt 3,1%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế tăng 0,8% so với mức giảm 0,6% của quý I/2024.

Một góc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)
Một góc thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Nguồn AFP.

Tiêu dùng tư nhân, chiếm hơn 50% GDP, đã tăng 1%, so với dự báo tăng 0,5% và là quý tăng đầu tiên trong 5 quý. Tiêu dùng tư nhân đã là điểm yếu của nền kinh tế khi các hộ gia đình phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, một phần do giá nhập khẩu tăng lên do đồng Yen yếu.

Chi tiêu vốn cũng tăng 0,9% trong quý II/2024, tương đương với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters, khi các công ty Nhật Bản đầu tư vào tự động hóa để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động.

Những số liệu này củng cố dự báo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) rằng sự phục hồi kinh tế vững chắc sẽ giúp lạm phát đạt mục tiêu 2% một cách bền vững và “tạo tiền đề” cho việc tiếp tục tăng lãi suất.

BoJ đã tăng lãi suất trong tháng 7/2024 và đưa ra kế hoạch thu hẹp quy mô mua trái phiếu trong nỗ lực hướng tới việc dần loại bỏ các biện pháp kích thích tiền tệ khổng lồ của mình.

Giá cả hàng hóa hàng ngày tăng cao đã gây áp lực nặng nề lên người tiêu dùng, đặt ra câu hỏi liệu nhu cầu trong nước có thể duy trì vững chắc hay không.

Chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh đến nhu cầu tăng lương nhằm hỗ trợ các hộ gia đình. Tiền lương thực tế đã tăng lần đầu tiên sau hơn hai năm trong tháng 6/2024, một diễn biến tích cực cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, chính phủ còn quyết định cắt giảm thuế thu nhập và thuế cư trú vào tháng 6 nhằm mục đích giảm lạm phát. Các chuyên gia kinh tế cũng đang theo dõi chặt chẽ về tính bền vững của đà tăng trưởng này.

Nguồn Reuters