Trong cái khó vẫn có điểm sáng

Đó là khẳng định của TS Võ Trí Thành tại hội thảo: “Trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó. Kinh tế thế giới khó khăn vẫn còn, vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng trung bình trong nhiều năm qua mặc dù dự báo đã có thay đổi nhưng vấn thấp hơn. Trong đó, vẫn có 02 điểm tốt.

Thứ nhất, nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại tài chính đầu tư lớn nhất của Việt Nam thấp, thậm chí có nơi còn thấp hơn, lạm phát giảm nhanh nên áp lực lên chính sách tiền tệ sẽ giảm.

Bên cạnh đó, xu thế đang rất mạnh mẽ, số, xanh, công nghệ, và Việt Nam là người đc hưởng lợi lớn nhất vì sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn đầu đang chuyển dịch, và với các nhà đầu tư đều thuộc nhóm lớn của Việt Nam, đây là điều chưa từng có.

Giai đoạn khó khăn nhất, thời trước đây, vô cùng khó khăn, lãi suất, tỷ giá sang chấn thị trường chứng khoán,... giai đoạn này đã qua mặc dù nợ xấu còn đó nhưng thanh khoán đã tốt trở lại. Rất tích cực là xuất khẩu, tăng rất mạnh, từ âm năm trước đà bắt đầu tăng trở lại, công nghiệp chế biến chế tạo quay trở lại là động lực tăng trưởng. Đầu tư, FDI quá tốt, giải ngân 02 tháng đầu năm gần 10%, con số chưa từng có. Đầu tư công tốt ngay từ 02 tháng đầu năm. Năm 2023, giải ngân được 95%, vô cùng tốt”.

TS. Cấn Văn Lực đã chỉ ra 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm 2024. (1) Kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi nhưng lạm phát giảm nhanh và lãi suất thế giới bắt đầu giảm. Đối với Việt Nam dự báo năm 2024-2025 sẽ tốt hơn. (2) Lạm phát tăng trong mục tiêu và lãi suất còn giảm nhẹ, tỷ giá sẽ ổn định hơn. (3) Triển vọng và xu hướng thị trường. (4) Nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất và tiếp cận vốn được duy trì. (5) Vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện. (6) Niềm tin phục hồi, dù còn chậm. (7) Khả năng huy động vốn và nguồn lực đầu tư – kinh doanh dễ dàng hơn vay vốn lãi suất thấp hơn, thanh khoản thị trường tốt hơn.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia chia sẻ
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia chia sẻ.

TS. Lực nhận định, các động lực tăng trưởng truyền thống đang phục hồi. Khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam được đánh giá tốt. Về chứng khoán tăng trưởng tích cực khoảng 13% từ đầu năm, các nhóm ngành tăng trưởng âm trong năm trước đều phục hồi mạnh. Đặc biệt, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi. Ban hành các chính sách tài khoá “mở rộng trọng tâm” thông qua việc giản hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí trước bạ và chính sách tiền tệ “linh hoạt nới lỏng” thông qua 4 lần giảm lãi suất cho phéo cơ cấu lại nợ.

Niềm tin đầu tư kinh doanh tiêu dùng năm 2024 phục hồi. Khả năng huy động nguồn lực, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% năm 2023 nhưng cần kích cầu đầu tư tư nhân. Tín dụng năm 2024 đạt 14-15% là khả thi. Lượng TPDN phát hành trong nước đang bắt đầu phục hồi.

Cơ hội đón làn sóng FDI lần thứ tư

Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.

Bước ngoặt chuyển đổi này được nhìn thấy qua dữ liệu tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực phi sản xuất trong cơ cấu GDP đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tiến hành cải cách thị trường tài chính cũng như thu hút dòng vốn FDI vào các ngành công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, Khu vực Châu Á chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI trong 2023 lên tới 12% so với năm 2022 (trong đó FDI vào các quốc gia lớn như Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và khu vực ASEAN giảm 16%). Tuy nhiên, Việt Nam lại là một ngoại lệ với mức tăng 32% với tổng vốn đăng ký hơn 36 tỷ USD trong đó trên 3.100 dự án FDI mới.

Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư. Làn sóng FDI lần này có thể tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo.

Ông Ngô Tấn Long, Phó TGĐ Ngân hàng ACB phụ trách khối Khách hàng Doanh nghiệp cho biết: “Lũy kế đến hiện tại có đến hơn 49.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt nam. Với nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia, nền tảng kinh tế chính trị xã hội ổn định, lao động có trình độ năng lực thì dự kiến vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.

Ngân hàng ACB cũng đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Đặc biệt nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa có doanh thu từ 50 triệu USD hàng năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt Nam”.

Phiên thảo luận tại Hội thảo
Phiên thảo luận tại Hội thảo.

Điểm sáng đầu tư kinh doanh năm 2024

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nói, BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS. Ngoài ra, tùy từng sản phẩm, BĐS thương mại là thị trường nhà đầu tư quan tâm tuy nhiên tỷ lệ thành công chỉ 5-10%, như văn phòng tỷ lệ lấp đầy 95% ở TP. HCM, hơn nữa kết quả kinh doanh rất tốt nên nhiều nhà đầu tư muốn mua.

Còn BĐS công nghiệp dư địa còn nên tỷ lệ thành công lên tới 50%. Về lý do thất bại của từng sản phẩm trên thị trường BĐS đến từ chênh lệch định giá, pháp lý và cơ cấu chủ sở hữu.

Với câu hỏi "năm 2024 xuống tiền phân khúc nào tốt nhất?", bà Dung cho rằng: “Điều này còn phụ thuộc vào tổng số tiền đầu tư bao nhiêu vì có rất nhiều sản phẩm, phân khúc trong BĐS. Đối với NĐT thể chế thì BĐS thương mại, khu công nghiệp vẫn là khẩu vị của họ. Sản phẩm nhà ở là sản phẩm nhà đầu tư cá nhân quan tâm”.

Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment thì cho rằng, Thị ttường chứng khoán (TTCK) đang ở giai đoạn tốt dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này trái ngược với trong quá khứ. Thường khi nền kinh tế vĩ mô khó khăn các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ được đưa ra. Các chính sách hiện tại đang kích thích mạnh và là điều kiện tốt để chứng khoán phát triển.

TTCK không phải năm nay mới tăng mà đã tăng từ năm ngoái. Tôi nghĩ ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng. Định giá của ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Thứ hai là việc lãi suất huy động hạ xuống thì NIM của họ tăng lên.

Thứ ba là kết quả kinh doanh của họ cũng đang khá tốt. Theo tôi đầu tư thì chỉ nên nên chọn 1- 2 ngành chính. Ngoài ngân hàng tôi thấy ngành bán lẻ cũng đang có định giá rất hấp dẫn.

Ông Trung cung cho rằng, hiện tại, VN-Index đang ở vùng định giá khá thấp, P/E dưới 15 lần, trong khi trước đó P/E toàn trên 20 lần. Lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử, thấp hơn cả dịch Covid-19 và lãi suất còn tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, các thị trường chứng khoán thế giới chứng khoán đều vượt đỉnh, VN-Index vẫn giậm chân tại chỗ.

Thiên thời đang rất thuận lợi cho thị trường tăng trưởng. Năm nay là năm rất tốt để VN-Index quay lại gần đỉnh cũ, làm tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh.

Trúc Mai