Theo đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 24.656,29 tỷ đồng, chiếm 86,42% trong tổng số, tăng 21,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa có doanh thu tăng, đặc biệt có một số nhóm doanh thu tăng khá cao như: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm (tăng 21,54%); hàng may mặc (tăng 16,94%); đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (tăng 12,29%); vật phẩm văn hóa, giáo dục (tăng 15,84%); gỗ và vật liệu xây dựng (tăng 16,70%); ô tô con dưới 9 chỗ ngồi (tăng 12,54%); xăng, dầu các loại (tăng 109,19%); doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (tăng 26,56%).
Đồng thời, Kon Tum có một số nhóm hàng hoá tăng không đáng kể như: Phương tiện đi lại, trừ ô tô con (tăng 6,70%); đá quý, kim loại quý và sản phẩm (tăng 0,87%); hàng hoá khác (tăng 2,11%).
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch của Kon Tum đạt 2.331,94 tỷ đồng, chiếm 8,17% trong tổng số và tăng 25,15%; doanh thu dịch vụ khác đạt 1.541,78 tỷ đồng, chiếm 5,4% trong tổng số, tăng 1,24%.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng là do hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng trong năm có xu hướng phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát, cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đã sẵn sàng thích ứng an toàn với dịch Covid-19, linh hoạt trong hoạt động để sản xuất kinh doanh, dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ so với năm trước, đời sống sinh hoạt của người dân Kon Tum trở về trạng thái bình thường của những năm trước dịch Covid-19.
Thuận Yến - Thuỳ Linh