Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kon Tum: Xét xử phúc thẩm lần 2 vụ án cưa gỗ khô bị kết tội “trộm cắp”

Ngày 5/3 tới đây, TAND tỉnh Kon Tum sẽ đưa vụ án kiểm lâm Phan Tiến Dũng cùng 4 bị cáo khác ra xét xử phúc thẩm lần 2. Đây là vụ án mà dư luận và nhân dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đặc biệt quan tâm khi các bị cáo chặt cây gỗ khô trong rừng, nhưng lại bị xét xử tội danh trộm cắp.

Theo hồ sơ, Phan Tiến Dũng là kiểm lâm của BQL rừng đặc dụng Đắk Uy. Tháng 4/2016, Lê Quốc Khánh xin Dũng vào rừng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc khô. Vì cả nể việc Khánh thường tìm thuê người làm cà phê giúp mình nên Dũng đồng ý.

Hôm sau, Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô, khi bị phát hiện, nhóm cưa cây cùng chạy về nhà, sau đó lần lượt ra đầu thú và bị bắt giữ, tạm giam 9 ngày; riêng Dũng được tại ngoại. Theo kết quả giám định, cây mà nhóm Khánh cưa là gỗ trắc đã chết khô. Riêng khúc gỗ mà nhóm lấy có khối lượng 0,123 m3, trị giá hơn 19 triệu đồng.

Kon Tum: Xét xử phúc thẩm lần 2 vụ án cưa gỗ khô bị kết tội “trộm cắp” - Hình 1

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm lần 2

Tháng 9/2016, TAND huyện Đắk Hà đã tuyên phạt các bị cáo từ 12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan.

Tháng 3/2017, TAND tỉnh Kon Tum đã hủy bản án sơ thẩm trên. Tuy nhiên, trong phiên xử sơ thẩm lần 2, ngày 27/9/2017, TAND huyện Đắk Hà vẫn tuyên phạt các bị cáo từ 11-14 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Ngay sau khi bản án được tuyên các bị cáo đã làm đơn kháng cáo kêu oan lên TAND tỉnh Kon Tum ngay tại tòa.

Kon Tum: Xét xử phúc thẩm lần 2 vụ án cưa gỗ khô bị kết tội “trộm cắp” - Hình 2

Vụ án thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân

Tranh luận tại các phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP. HCM) phân tích hành vi của các bị cáo là khai thác rừng trái phép, chứ không phải là "trộm cắp tài sản" như bị truy tố. Bởi, tội trộm cắp phải là tài sản thỏa mãn các điều kiện: Có giá trị; giá trị tài sản đó phải do đầu tư sức lao động của con người tạo ra; tài sản đó đang thuộc sở hữu của người khác.

Trong vụ án này, các bị cáo cưa cây gỗ trắc đã chết khô trong rừng đặc dụng là tài nguyên, không phải là tài sản do con người bỏ sức lao động tạo ra thì phải áp dụng các điều luật tương ứng trong BLHS liên quan tới rừng.

Theo hướng dẫn tại Mục IV.1.1.2.b Thông tư liên tịch số 19/2007 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao thì chỉ có thể xử các bị cáo tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu (trong đó có tội trộm cắp tài sản) khi cây gỗ trắc mà các bị cáo cưa thuộc rừng trồng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh. Tuy nhiên, rừng Đắk Uy nơi các bị cáo khai thác lại là rừng đặc dụng nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự các bị cáo về tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) được.

Như vậy, hành vi của kiểm lâm Phan Tiến Dũng và 4 bị cáo còn lại đã không thỏa mãn dấu hiệu cơ bản của tội trộm cắp tài sản. Ngoài ra, khúc gỗ trắc mà các bị cáo cưa chỉ 0,123 m3 (dưới 5 m3) chỉ đủ cơ sở để xử phạt hành chính về hành vi khai thác trái phép cây rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP chứ chưa đủ định lượng để khởi tố hình sự.

Cùng bào chữa cho các bị cáo, luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) gay gắt: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng Việt Nam, hành vi khai thác rừng trái phép lại bị xử tội "trộm cắp tài sản".

Luật sư còn chứng minh rằng nhiều trường hợp có hành vi giống như các bị cáo (khai thác gỗ trắc dưới 5 m3), nhưng Ban quản lý rừng đặc dụng Đắk Uy chỉ tiến hành xử phạt hành chính, chứ không chuyển qua cơ quan chức năng xử lý hình sự. Như vậy, có thể thấy cùng một hành vi vi phạm, nhưng đã có 2 cách xử lý khác nhau.

Kon Tum: Xét xử phúc thẩm lần 2 vụ án cưa gỗ khô bị kết tội “trộm cắp” - Hình 3

Ngay sau khi bản án sơ thẩm lần 2 được tuyên, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo ngay tại tòa

Việc các bị cáo chặt cây gỗ trắc dù còn sống hay đã chết khô rõ ràng là không đúng, có vi phạm. Nhưng sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không thể chỉ đáng xử hành chính mà lại quyết xử lý hình sự cho bằng được. Dư luận quan tâm không hiểu lý do gì mà 2 lần xử sơ thẩm, các cơ quan tố tụng ở huyện Đắk Hà vẫn cố kết tội các bị cáo, đồng thời cũng hết sức bất bình vì cho rằng HĐXX xử không đúng tội, cố tình xử ép các bị cáo, bản án thiếu tính thuyết phục.

Đông đảo người dân đều hy vọng, trong phiên tòa phúc thẩm ngày 5/3 tới đây, TAND tỉnh Kon Tum sẽ đánh giá vụ án khách quan, toàn diện để có phán quyết công tâm, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và thuyết phục dư luận.

Kim Yến

Bài liên quan

Tin mới

TikTok Shop "xâm lấn" vị thế của Lazada, Shopee như thế nào?
TikTok Shop "xâm lấn" vị thế của Lazada, Shopee như thế nào?

Trong quý I/2024, TikTok Shop là nền tảng duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng trong khối lượng giao dịch hàng hóa, thậm chí mở rộng thêm 6,3% thị phần so với trước đó.

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.