Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ cuối: Những người của sâm Ngọc Linh

Sau khi tìm ra sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học đã mở nhiều cuộc điều tra dược liệu tại miền bắc, nhất là

=> Kỳ 1: Tiếng nấc đại ngàn

=> Kỳ 2: Hành trình cùng sâm

Sau khi tìm ra sâm Ngọc Linh, các nhà khoa học đã mở nhiều cuộc điều tra dược liệu tại miền bắc, nhất là cuộc điều tra dọc dãy Hoàng Liên Sơn và các huyện Xi Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà… Đến nay, đã có 50  luận án tiến sĩ nghiên cứu về sâm. Sâm Ngọc Linh mới được ở đâu và nơi đâu sâm có hàm lượng saponin ( chất bổ của sâm) cao nhất?

Ngược ngàn trong … đêm

Anh Lê Đình Thành, một tiểu thương buôn sâm Ngọc Linh ngụ TP Hồ Chí Minh, biết tôi tìm hiểu sâm và đã tới rừng Ngọc Linh. Chỉ những người đến đó mới cùng đồng cảm. Chúc mừng tôi đã trở về, anh nói: “ Không thành công thì cũng mệt mỏi. Nào, cạn ly cho thấm!”. Ly rượu được ngâm từ củ sâm có tuổi đời 31 năm. Rượu nặng, chếch choáng, dã dời nhưng tỉnh táo. Đêm đó, về nhà khó ngủ. Trằn trọc lại nhớ chuyến đi lên đỉnh Ngọc Linh. Chuyến đi đó tôi được những người đi trước chỉ dẫn có hai điểm được nghỉ. Điểm đầu tiên gọi tên thật kêu: Trạm! thực ra là nhà riêng của anh Hồ Văn Du, điểm thứ hai nhà anh Hồ Văn Lượng. Hai anh người Xê Đăng, cùng sinh ra ở sườn núi Ngọc Linh, cùng mang họ Hồ. Và con đường mà chúng tôi đi qua với các địa danh lầy (làng) Măng Lùng, lầy Toàn Kìn, lầy Tắc Ngò, lầy Tằng Tu… Lầy ơi, tôi không ở nhưng thương lắm. Mỗi bước chân căng cơ, hóp bụng mà đi. Mỗi Kg lên các lầy này, đều tính giá chín nghìn đồng. Người khỏe, quen đi đường dốc mang được 40kg. Qua nhà anh Du, thấy lát gạch men, tôi ngưỡng mộ, không phải tiền mua gạch, mà là tiền thuê người vác ngược dốc lên đây. Được biết, tiền đó có được từ bán sâm.

Qua đêm thứ hai trên trạm sâm Trà Linh. Biết có lán anh Du bên núi. Tôi xin phép qua anh để trò chuyện. “ Nhập gia tùy tục”, người Xê Đăng không chào nhau mà căn cứ vào người nào nói trước thì mặc nhiên chào trước. Tôi nói, mai em đi học dãy Ngọc Linh để tìm sâm trúc tự nhiên. Nghe vậy, anh Du chỉ cười. Tôi gợi ý thêm, anh chỉ cho em vài đường “ cơ bản” tìm sâm? Anh Du không tin nhưng tính tốt bụng vẫn nói: Nooc Pờ Lan, Nooc Dooc… là những đỉnh núi cao nhưng chỉ còn đỉnh núi thôi. Sâm hết lâu rồi. Anh kể chuyện những ngày tìm sâm khi tuổi 18. Tìm sâm tự nhiên thì tìm vào tháng ba âm lịch. Khi đó sâm trúc ra hoa. Ở rừng , cây nào lá cũng xanh. Cũng giống nhau. Chỉ có hoa là khác. Tháng ba lên đây, anh đưa đi tìm sâm.

Câu chuyện đã thân tình, anh Du kể về những cái tết của người Xê Đăng. Chuyện thật vui … nhưng anh Du này, tôi nghe vài chị làm khoa học về sâm nói về anh, về những khác biệt gương mặt anh. Anh là con lai phải không? Trông anh tây lắm. Anh Du lắc đầu: “ Người Xê Đăng puầy luầy ( chung thủy) mà”. Anh Du có hai ô - tô để dưới đất, một căn nhà lát gạch men hoa ở thôn Măng Lùng, 10 nghìn gốc sâm trúc hơn 10 năm tuổi. Nhiều tiền lắm. Tôi hỏi, thu hoạch sâm, giàu có, anh có bỏ Ngọc Linh đi không? Anh Du lại lắc đầu. Chiều tối, anh Du đi bộ ba giờ về nhà ở Măng Lùng. Sáng, dạy sớm đi ba giờ lên vườn sâm để trông coi và lao động. Một lịch trình như vậy khiến tôi cảm nhận tính từ puầy luầy đã thành một động từ cho sự chinh phục những nooc mà hơn 30 năm qua in bước chân anh.

Người thứ hai trên đỉnh núi Ngọc Linh mà Tiến sĩ sinh học Vũ Thị Đào tấm tắc khen đẹp trai. Tối đó, chị muốn xuống đó, để gặp con người đó. Và chỉ để nhìn thôi. Nhưng trời không ủng hộ chị. Trời mưa! Chị Đào nói, anh Hồ Văn Lương cũng coi lại. “ Da trắng, sống mũi cao, tóc xoan rẽ ngôi giữa. Ở rừng mà thư sinh như trai pháp. Đẹp lắm”! Nằm trong chăn, chị thổn thức. Cung đường đi lên trạm sâm Trà Linh, chúng tôi có ghé qua nhà anh Lượng. Hai căn nhà toàn gỗ chênh vênh đại ngàn. Anh lượng có 50 nghìn cây sâm trên mười năm tuổi, tài sản gấp năm lần anh Du. Chị mê người hay mê củ… sâm? Chị Đào không đáp lại. Bởi chị mệt, bởi trời mưa hay bởi một điều gì? Nhiệt độ quá chênh so với đồng bằng, chị đang lắng nghe một nhịp đập khác- một thổn thức ở nơi đại ngàn… mà gió cũng âm thanh nhìn mưa. Một trạng thái khác lạ.

“ Chuyên gia” về sâm trúc

Tiến sĩ Vũ Thị Đào học ở Pháp. Khi về nước, chị chỉ có con số không tròn trịa về sâm Ngọc Linh. Năm 2011, lần đầu chị tiếp xúc với sâm trúc. Qua khảo sát chị thấy giống cây sâm thiếu vô cùng. Về Sài Gòn, chị bắt tay vào nghiên cứu lên mầm từ tế bào nuôi cấy mô từ củ sâm Ngọc Linh. Nghiên cứu thành công, chị cũng “ đắt sô” với những lời mời của các tỉnh. Tỉnh Quảng Nam là nơi chị chuyển giao công nghệ đầu tiên.Người tiếp nhận là thạc sĩ Phan Thị Á Kim. Giống sâm nuôi cấy mô sau mười ngày trên đỉnh Ngọc Linh đã ra rễ non. Một sự thành công đem đến một sự chủ động về cây giống.

Cũng lên núi chuyến đi này, chị Đào kể, ở Bình Định, Lai Châu đều mời chị đến đó để chuyển giao. Chị phân tích, ở Bình Định thì đã khảo sát, có núi cao nhưng độ mùn ít, nhiệt độ cũng quá cao.Rất khó trồng được sâm Ngọc Linh. Trên Lai Châu thì thế nào? Chị hỏi. Tôi cũng chỉ trình bày bản tin thời tiết. Lai Châu thuộc Tây Bắc, trên đó gió tây nóng lắm. Một vùng mà theo nhìn nhận của tôi có thể trồng được sâm Ngọc Linh đó là dãy Tây Côn Lĩnh ( Hà Giang). Trên dãy này, rừng còn che phủ nhiều, độ ẩm, độ mát cũng khỏi chê luôn. Nghe vậy chị Đào phân vân, trồng được nhưng chất lượng ra sao?

Kiếm sống bằng nghề nào mang trực giác sắc nhọn nghề đó. Anh Lê  Đình Thành trước kia buôn sâm Hàn Quốc. Ba năm nay anh chuyển sang buôn sâm Ngọc Linh. Trong nhà anh có bộ sưu tập sâm Ngọc Linh có giá vài tỷ đồng. Mỗi củ sâm Ngọc Linh bán cho khách, anh đều có kiểm nghiệm hàm lượng saponin rõ ràng. Bán củ nào trao giấy xác nhận của củ đó. Anh Thành cho biết, vì một cơ duyên mà anh có được củ sâm trúc ở Sa Pa. Sau khi kiểm nghiệm, sâm trúc ở Sa Pa có hàm lượng saponin cao hơn ở đỉnh Ngọc Linh. Theo dự đoán của anh, trước kia, trên đó có rất nhiều sâm này, nhưng do bị biết sớm và bị thu mua theo kiểu tận diệt nên sâm trúc ở Sa Pa gần như tuyệt chủng.

Đó là một thông tin kỳ diệu một vùng nguyên liệu rộng lớn để phát triểm sâm quy mô. Tôi không phải là nhà khoa học nuôi cấy mô hay nhà kiểm nghiệm saponin trong sâm. Cũng không phải nhà buôn có con mắt đánh hàng, nhìn đống củ cũng có thể nhặt ra sâm trúc, tam thất hoang… Nhưng là nhà báo. Từng đi nhiều những cánh rừng, vẫn có thể đưa ra một nhận định. Ở núi Ngọc Linh có cây táo mèo, thảo quả. Hai  thứ này xưa nay vẫn mặc định của miền Tây Bắc. Ngạc nhiên, ở núi Ngọc Linh cũng hiện diện. Tư hai loại cây này suy ra sự tương đồng khí hậu, thổ nhưỡng. Sâm trúc không phải chỉ có, chỉ sống ở đỉnh Ngọc Linh. Vì một vài lý do nào đó mà sâm trúc không còn ở những đỉnh núi Tây Bắc. Và tôi nghĩ đến một vùng trồng sâm rất rộng trên dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh…. Điều cốt yếu là sự vào cuôc của nhiều nhà khoa học nông lâm. Và một mai, sẽ có một thương hiệu sâm đẳng cấp quốc tế - Made in Vietnam!

Đỉnh Ngọc Linh nhìn xuống còn nhiều điều phải bàn, phải làm.

Đỉnh Ngọc Linh nhìn rộng, nhìn xa thì thấy trên nhiều đỉnh núi khác của quốc gia, sâm trúc sẽ được hồi sinh.

Năm 2004, chính phủ đã cho chủ trương đầu tư kinh phí thực hiện dự án Bảo Tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2014. Qua mốc mười năm, với những đầu tư ban đầu, để bù lấp thiếu giống sâm, với công nghệ sinh học nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô (in vitro), năm 2006 đã cho ra đời cây giống sâm Ngọc Linh đầu tiên.

 

Ninh Nguyễn


Tin mới

Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế
Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế

Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023. Theo đó, các chế độ chính sách quy định tại Nghị định, được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

Thanh Hóa: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn còn nhiều khó khăn
Thanh Hóa: Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn còn nhiều khó khăn

Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và hình thành các chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Tuy nhiên, do sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, vốn đầu tư lớn, đầu ra bấp bênh, công tác giám sát chất lượng chưa đồng bộ..., khiến quá trình xây dựng chuỗi nông sản an toàn gặp nhiều khó khăn.

Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Công an TP. Thanh Hóa vừa huy động tối đa lực lượng với nòng cốt là Đội Cảnh sát giao thông trật tự, đồng loạt ra quân xử lý nghiêm tình trạng thanh, thiếu niên, học sinh điều khiển mô tô, xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

TP. Hồ Chí Minh: Có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông
TP. Hồ Chí Minh: Có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông

5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 263.000 trường hợp vi phạm giao thông, với số tiền phạt hơn 291 tỷ đồng, trong đó có đến 50.439 vụ vi phạm nồng độ cồn.

Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ trao tặng 100 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai
Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ trao tặng 100 xe đạp cho trẻ em nghèo hiếu học tỉnh Đồng Nai

Vừa qua, Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổ chức trao tặng 100 xe đạp cho các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh Đồng Nai.

Sáu người nhập viện vì ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu
Sáu người nhập viện vì ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, vừa tiếp nhận 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc, do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.