Ngọn cờ soi sáng con đường cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

Độc lập, tự do là một nội dung lớn, một tư tưởng lớn trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng quan trọng này của Người là ngọn cờ soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định:

Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.

Người cũng đã nhấn mạnh rằng, độc lập là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất Tổ quốc. Tự do là Nhân dân không phải chịu kiếp sống nô lệ, không bị áp bức, bóc lột. Mọi con người có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, có đầy đủ các quyền tự do cá nhân.

Từ thực tiễn trải nghiệm qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đồng thời, qua tiếp cận với Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1779 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã khái quát lên chân lý về quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc rằng:

"Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, chiến đấu cho độc lập, tự do là truyền thống bất khuất và ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam.

Theo Người, giá trị của độc lập, tự do là vĩ đại nhất, cao quý nhất. Đại diện cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc.

Hồ Chủ tịch đã có những lời hiệu triệu rất nổi tiếng:

"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"; "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"…

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, độc lập, tự do là nhằm đi tới hạnh phúc và "Hạnh phúc là mục tiêu, là thước đo của nền độc lập"!

Người nhấn mạnh:

"Nếu nước được độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"…

Thực hiện những lời hiệu triệu thiêng liêng ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, lập nên nhiều chiến công lừng lẫy địa cầu, giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.

Nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt NamCách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam

Thành công từ cuộc Cách mạng Tháng Tám, đã đem lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá, trong đó, có bài học về sự đoàn kết toàn dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

"Dễ trăm lần, không dân cũng chịu

Khó vạn lần, dân liệu cũng xong".

Nhắc lại lời dạy của Người là để một lần nữa khẳng định sức mạnh của lòng dân.

Nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu cho rằng:

 “Nhiều quốc gia, khi trải qua mỗi đời tổng thống, họ đều có học thuyết quân sự trong nhiệm kỳ của mình. Nhưng học thuyết thường chỉ nói về quân sự, còn các nội dung khác thì ít đề cập tới.

Đối với Việt Nam, cuộc chiến tranh Nhân dân - giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là một cuộc chiến bởi 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích với các quân binh chủng khác nhau.

Tất cả các lực lượng đó nằm trong thế trận chiến tranh Nhân dân. Sức mạnh được phát huy chính là sức mạnh của truyền thống Việt Nam, văn hóa Việt Nam từ ngàn đời, sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc”.

“Chúng ta đã từng đánh thắng những đế quốc lớn bằng nghệ thuật quân sự Việt Nam, bằng chiến tranh Nhân dân Việt Nam, bằng truyền thống quật cường của Nhân dân Việt Nam từ ngàn đời "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/ Lấy trí nhân thay cường bạo".

Các trận đánh chống quân Nguyên - Mông trong lịch sử, cũng như các trận đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và Chiến dịch Hồ Chí Minh thời hiện đại - đã nói lên sức mạnh của chiến tranh Nhân dân. Đó là những đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân”, Tướng Hiệu nêu.

Thượng tướng nhấn mạnh:

“Chúng ta đã có học thuyết chiến tranh Nhân dân, nghệ thuật nghi binh, đánh địch bằng mưu kế thế trận và thắng địch bằng thế thời.

Vì thế, chúng ta cần phải hoàn thiện học thuyết quốc phòng Việt Nam. Học thuyết này không chỉ nói về nghệ thuật quân sự chiến tranh, mà còn nói về nghệ thuật chiến tranh Nhân dân - một nghệ thuật quân sự độc đáo của riêng Việt Nam.

Đó là sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống chính trị: Về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế và cả về văn hóa. Việc hoàn thiện học thuyết quốc phòng Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đây còn là sự tổng kết 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang, trong đó có Quân đội và Công an. Đó là tài sản cho các thế hệ mai sau".

Nhìn lại bối cảnh đất nước trong 75 năm qua, nhất là sau chiến tranh, chúng ta nhận rõ, cuộc sống của Nhân dân cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Chỉ khi người dân được no ấm, thì việc thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc mới thực sự phát huy cao độ.

Và đây chính là nền tảng để có thể bảo đảm thế trận chiến tranh Nhân dân được thực hiện khi Tổ quốc lâm nguy.

Trong chiến tranh là như vậy. Nhưng trong thời bình, sức mạnh đoàn kết cũng sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển mạnh mẽ hơn”.

Xây dựng nhiều thương hiệu hàng hóa mới

Thương hiệu Vinamilk chinh phục niềm tin người tiêu dùng Việt NamThương hiệu Vinamilk chinh phục niềm tin người tiêu dùng Việt Nam (Ảnh minh họa)

Đối với lịch sử dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự mở đầu cho những giai đoạn phát triển thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

Tinh thần và ý chí quật cường cùng những bài học to lớn từ Cách mạng Tháng Tám tiếp tục soi đường, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước, tạo nên những biến đổi to lớn, sâu sắc trong đời sống xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong thời kỳ mới hiện nay, bài toán đặt ra cho chúng ta chính là:

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng không để dẫn tới tình trạng "tự đánh mất mình", không biến thị trường trong nước thành nơi tiêu thụ hàng hóa thứ phẩm. Và quan trọng hơn, phải xây dựng được một đội ngũ doanh nhân có “nội lực - trình độ - tinh thần dân tộc - bản lĩnh”... để từng bước tham gia quá trình hội nhập.

Với ý nghĩa đó, tinh thần dân tộc cần trở thành một bộ phận cấu thành phẩm chất của doanh nhân. Nói cách khác, hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, trước hết doanh nhân cũng thuộc về dân tộc.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang được triển khai rộng khắp trên cả nước, không chỉ có ý nghĩa đối với người tiêu dùng, mà cần nhìn nhận ý nghĩa của cuộc vận động đối với các doanh nhân. Đặc biệt, các doanh nghiệp, doanh nhân cần phải đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nhiều thương hiệu hàng hóa mới, những thương hiệu quốc gia mạnh, có đủ tầm cao vươn ra thế giới.

Bản lĩnh, trình độ của doanh nhân Việt Nam như thế nào, một phần được thể hiện qua khả năng chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa, trực tiếp đáp ứng các nhu cầu của Nhân dân trong nước.

Bởi vậy, hiện tại và tương lại, khát vọng làm giàu của doanh nhân Việt Nam cần gắn liền với khát vọng giàu mạnh của dân tộc. Ðóng góp sực lực để dân tộc giàu mạnh, thì đội ngũ doanh nhân sẽ càng thêm giàu mạnh.

Nhận thức và hành động vì điều đó, giới doanh nhân Việt Nam sẽ trở thành niềm tự hào của dân tộc, luôn nhận được sự đồng tình của Nhân dân, được tôn vinh như những người con ưu tú của dân tộc trong thời đại mới.

Rõ ràng, chỉ có trên cơ sở xây dựng được nhiều thương hiệu hàng hóa mạnh, thì nền kinh tế mới phát triển nhanh và bền vững.

Khi đó, chúng ta mới có thể đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và mới có thể thực hiện được nội dung, mục tiêu về độc lập, tự do theo lời dạy của Bác Hồ.

Xuân Phong