để dần thiết lập một mặt bằng lãi suất mới.
Các ngân hàng dần thiết lập một mặt bằng lãi suất mới (Ảnh minh họa)

Từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành. Còn từ tháng 5/2023, lãi suất huy động tại các ngân hàng đã nới rộng đà giảm mạnh để dần thiết lập một mặt bằng lãi suất mới.

Tại một số nhà băng, với hình thức gửi online, mức lãi suất tại các kỳ hạn dài đã được điều chỉnh về vùng thấp dưới 7,5%/năm.

Cụ thể, SCB chi trả mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng ở mức 7,45%/năm; trên 12 tháng là 7,25-7,35%/năm; 6-11 tháng ở mức 7,15-7,35%/năm. Mức giảm tương tự cũng đang được ghi nhận với hình thức gửi tại quầy của SCB khi nhà băng này niêm yết lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 6-11 tháng ở mức 7,1-7,3%/năm; 12 tháng ở mức 7,4%/năm và trên 12 tháng nhận lãi suất chỉ 7,2%/năm.

Techcombank đang niêm yết biểu lãi suất gửi online và tại quầy tương đương nhau, cao nhất ở mức 7,15%/năm kỳ hạn 6-36 tháng áp dụng với khách hàng Private/VIP 1 và khách hàng ưu tiên gửi từ 3 tỷ đồng trở lên; khách hàng hội viên và khách hàng thường có khoản tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên nhận lãi suất lần lượt 7,1%/năm và 7%/năm.

Ở các khoản tiền gửi ít hơn, cùng kỳ hạn dài 6-36 tháng, nhà băng này áp dụng mức lãi suất quanh vùng 6,9-7,1%/năm.

Các ngân hàng có dải lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài dưới 8%/năm hiện có thêm HDBank; Nam A Bank; VietBank; SHB; Eximbank; VPBank; TPBank; ACB; PGBank; MSB; Sacombank; LPBank; MB; KienlongBank; DongABank và nhóm ngân hàng quốc doanh (VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank).

Mức lãi suất trên 8%/năm hiện chỉ còn một vài ngân hàng giữ lại chủ yếu để chi trả cho các kỳ hạn dài 12 tháng trở lên có thể kể tới như GPBank; ABBank; VIB; PVComBank; NCB; OCB; Bảo Việt Bank; VietABank; BVBank.

Thái Bình (t/h)